Câu hỏi: Cho trẻ em học Tiếng Anh (tiếp)
12:07 24/03/2020 Người gửi: Phương Trần Mục: Quyển 2: Giúp trẻ em phát triển tối ưu

Cháu xin trả lời các câu hỏi của cô khi cháu có đặt câu hỏi lần trước ạ https://suckhoebametreem.edu.vn/hoi-va-dap/18/chi-tiet Cháu thấy bé phát triển tiếng mẹ đẻ bình thường theo tiêu chuẩn sách. Có nói được 2-4 từ nhưng ít nói. Mà hay kêu lên/ khóc thay vì nói, nhất là khi đòi gì đó.

Trả lời

Được rồi, cô xin trả lời câu hỏi lần đầu của cháu đây: Dựa vào sinh lý phát triển ngôn ngữ người cho thấy bất kỳ trẻ em thuộc chủng tộc nào đều thích nghi /phát triển được ngôn ngữ không phải của của cha mẹ nó, bất kể là ngôn ngữ gì. Vì vậy em bé của cháu có cha mẹ nói tiếng Việt nhưng bé sẽ nói tiếng Anh và dẫn tới sẽ có ngôn ngữ mẹ đẻ là Anh chứ ko phải là Việt nữa với điều kiện là chuyển cháu sang Anh sinh sống ngay từ bây giờ hoặc ít ra thì cho cháu sống chung với một gia đình người Anh nếu ko chuyển sang Anh, ngoài việc cho bé học tiếng Anh tại trường như cháu đang có ý định. Nhưng, nếu cháu muốn cho bé học song ngữ nghĩa là bên cạnh tiếng mẹ đẻ hiện là tiếng Việt thì học thêm tiếng Anh bắt đầu từ lứa tuổi này (mới bập bẹ được vài từ tiếng mẹ đẻ là Việt) thì e rằng ko có lợi gì cho bé thậm chí sẽ bị thiệt thòi. Bởi vì: Bé ở tuổi não đang phát triển ngôn ngữ còn sơ khai nên chẳng mấy chốc xóa mất tiếng Việt và tiếng Anh trở thành ngôn ngữ mẹ đẻ mà sinh sống tại Việt Nam với cha mẹ và mọi người chung quanh nói tiếng Việt chắc chắn bé sẽ bị thiệt thòi về phát triển tư dung vì ko còn có văn hóa tâp quán, ko biết đọc lịch sử địa lý việt nam....Chưa hết, về vốn tiếng Anh thành ngôn ngữ chính sẽ nghèo lắm dù cho gặp được giáo viên tiếng Anh là người Anh đi nữa thì cũng ko thể truyền tải hết ngôn ngữ tiếng Anh cho bé, ko thể phủ được ngôn ngữ Anh đa dạng về đời sống tại Anh được. Nếu chẳng may học với một giáo viên mà ko phải người Anh lại càng tệ hơn nhiều, hỏng khâu phát âm đúng đồng thời cũng rất nghèo tiếng Anh và pp dạy cô dám chắc là theo kiểu bồi thôi. Bất kể ai, không được phát triển một ngôn ngữ chính ( bất kể ngôn ngữ nào) đều làm cho khả năng suy luận và tư duy hạn chế. Quan điểm của cô nên dạy cho trẻ em theo một ngôn ngữ bất kể là ngôn ngữ nào, thường hết cấp II là đạt được điều này. Lúc ấy cho nó học ngôn ngữ thứ hai sẽ rất dễ vào bởi vì nó có khả năng tư duy nên nhận biết học như thế nào là có hiệu quả. Bên cạnh đó nó cũng có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên và xã hội nên khi học qua một ngôn ngữ khác sẽ tích từ rất nhanh. Ko chỉ lý thuyết và cô cũng đã làm nghề nuôi dạy con, con cô đang dạy về Kinh tế Vĩ Mô ở Mỹ, bạn ấy đến hết cấp II mới học tiếng Anh mà tự học là chính vì cô thấy học ở trường ko tốt bằng mặc dù bạn ấy học chuyên Toán nhưng khi thi tiếng Anh để có học bổng sang Mỹ học bạn đã đạt điểm bằng các bạn chuyên Anh. Không riêng gì con của cô, hàng triệu triệu người khác họ KHÔNG học song ngữ từ bé nhưng đã dạy và làm việc ở Anh và Mỹ với vị trí cao cấp nhờ họ có khả năng tư duy tốt nên học gì cũng đạt hiệu quả . Trái lại, người mà não phát triển hạn chế sẽ ko thể học gì tốt được hết dù cho sinh sống tại Anh , Mỹ Cô nghĩ rằng sau khi cháu đọc những gì cô viết trên đây rồi đọc thêm mục phát triển ngôn ngữ ở chương 3 Quyển 2 và có một số ý trong chương 7 cũng ở quyền 2 sẽ giúp cháu hiểu hơn về tầm quan trọng của ngôn ngữ rồi đi đến quyết định có nên cho bé học tiếng Anh như cháu dự định hay không.