BẢNG HƯỚNG DẪN Làm cách nào để GIAO TIẾP với bệnh nhân có hiệu quả

22:31 10/03/2021

 Trước khi khai thác những thông tin về bệnh sử trên 1 BN thì sinh viên BUỘC phải có kiến thức và kỹ năng giao tiếp làm thế nào để họ chấp nhận hợp tác với mình. Khái lluận về tâm lý giáo dục thì thủ tục này còn được gọi là “Làm thế nào để tạo ra mối quan hệ tốt”. Muốn làm việc này thành công cần cả hai phía, đó là:

Thầy/cô: trước khi SV được phân công đi bệnh phòng để học trên bệnh nhân thì thầy/cô giáo PHẢI vào bệnh phòng gặp những BN ở đó để xin phép họ rằng sẽ có các em SV đến nhờ họ giúp và tại sao SV cần họ giúp.

Sinh viên: 

Trước khi SV gặp BN thì đã am hiểu rồi chuẩn bị sẵn sàng và đã làm được thành thạo những kỹ năng sau đây: 

- Biết sử dụng ngôn ngữ không lời: ăn mặc đồng phục SV Y khoa chỉnh tề, mặt mày tươi tắn & niềm nở, tỏ thái độ tự tin và bình tĩnh, đi đứng đỉnh đạc & nhẹ nhàng, trong túi áo Blouse luôn có 1 sổ tay và 1 cây bút, đeo bản tên có họ tên và trường lớp rõ ràng

- Dùng ngôn ngữ có lời thật lễ phép, có nhân xưng, biết kết hợp ngôn ngữ ko lời thể hiện qua vẻ mặt tươi tắn và nhìn BN một cách trìu mến và đồng cảm. 

- Có kiến thức vững chắc ngang tầm của mình đã học mà thôi, chỉ trả lời với bệnh nhân những điều mà mình đã học được và tin chắc là đúng, cố tìm những từ y học phổ thông dễ hiểu nhất. 

Khi SV đã vào bệnh phòng thì sẽ thực hiện các bước theo thứ tự, đó là”

1. Chào hỏi BN:những BN trong bệnh phòng lẫn những người nhà của những BN (nếu có). 

2. Tự giới thiệu mình là AI: nêu cả họ tên SV trường nào, học năm thứ mấy?

3. Mở đầu vài câu xã giao liên quan tới họ, thân nhân của họ hoặc hỏi thăm ngay về sức khỏe của họ và những khó khăn mà họ đang đối mặt(nếu có). Gọi BN bằng bác/chú/cô/dì/anh/chị…

4. Đề cao tầm quan trọng của BN đối với mình (SV (mục đich gặp BN) bằng cách giãi bày để BN hiểu rằng để trở thành BS khám chữa bệnh thì ngoài việc học tại trường còn phải học ở BV, mà học ở BV thì chính là phải học trên họ (BN). 

Một khí SV đã trãi qua 4 bước này mà cảm thấy BN sẵn sàng hợp tác thì SV nên đi thẳng vào việc của mình bằng cách đặt ra những câu hỏi để thu thập thông tin về bệnh sử (đã có mẫu thu thập thông tin BS sẽ giới thiệu sau).

Trong trường hợp BN khó tính vẫn chưa chịu hợp tác thì nên sử dụng thêm một trong hai hoặc cả hai bước sau đây: 

5. Gợi ý để BN biết là mình cũng có thể giúp họ một số thứ nếu họ cần, chẳng hạn giải thích sơ về tên bệnh, đọc tên thuốc, hướng dẫn cách uống thuốc, có thể liên hệ với BS và Đ D của họ để báo cáo về những điều mà họ muốn được giúp…hãy lắng nghe họ kể để từ đó mà gợi ý giúp họ khỏi lạc đề. 

6. Tìm một thứ gì đó trong người BN/ sự nghiệp của họ để khen hoặc khen về con cháu của họ, hoặc tìm cách làm họ cười …Tùy từng BN để nghĩ ra những mẫu chuyện khác nhau.để làm cho họ quan tâm và thích thú tiếp chuyện với mình. 

7. Chọn một thời điểm thích hợp cho BN nhất để tiếp cận với họ một khi lần tiếp cận đầu tiên chưa thành công. Nêu thăm dò/hỏi BN cho mình một cuộc gặp lần sau (để BN đưa ra quyết định, trong trường hợp họ còn chần chử thì mình nên khơi gợi để họ chọn, chẳng hạn: vào 4 giờ chiều nay /ngày mai cô/bác có rỗi không? Lúc nào thì tiện cho bác?...

SV cũng nên nhớ rằng trong tình huống nào thì cũng đều phải kiên nhẫn lắng nghe và kiên nhẫn thuyết phục cho bằng được để BN chấp nhận hợp tác với mình. 

NHỚ cảm ơn BN trước khi rời phòng của họ dù đã được việc hay chưa được việc.

Những điều KHÔNG nên: 

1. KHÔNG tò mò những gì riêng tư của BN

2. KHÔNG tập trung đông vây quanh BN: hành động này dễ làm cho BN khó chịu vì đông đúc, và cả bực bội vì có thể họ không muốn người khác biết về riêng tư của họ. 

3. KHÔNG phát ngôn quá khả năng hiểu biết của mình trong chuyên môn, nghĩa là khi họ hỏi sâu về bệnh tật, thuốc men mà cảm thấy mình chưa hiểu chắc chắn thì KO được trả lời mà thay vào đó là đáp lại: “cháu /em chưa học đến đó ạ”.

Trên đây là bảng hướng dẫn bước đầu “làm thế nào để GIAO TIẾP với BN có hiệu quả” nhằm giúp sinh viên và có thể cả bác sĩ trẻ (những em chưa học lĩnh vực này bài bản) để ứng dụng vàoviệc tiếp cận với BN nhằm khai thác thông tin bệnh sử được đầy đủ và đúng đắn. 

Bài này đã viết cuối vào năm 2013, cập nhật ngày 10/02/21. Bác sĩ Trần Thị Hoa (Hoa Tran)    https://suckhoebametreem.edu.vn/tac-gia/tran-thi-hoa

Thư viện ảnh Xem toàn bộ

Thư viện video Xem toàn bộ

Bài viết

Vàng Da Sơ Sinh
KANGAROO MOTHER CARE: LIỆU PHÁP MẦU NHIỆM CHO TRẺ SINH THIẾU THÁNG

Tin tức và sự kiện

TỌA ĐÀM PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC VÀ ĐỌC SÁCH HIỆU QUẢ: “KHUYẾN KHÍCH TỰ HỌC CÓ THƯỞNG SÁCH”
TSKH y dược Trần Thị Hoa, một nữ trí thức Huế tại Hà Nội