Hệ vi khuẩn bình thường của người

20:34 17/08/2020

HỆ VI KHUẨN BÌNH THƯỜNG CỦA NGƯỜI

Bác sĩ Trần Thị Hoa

https://suckhoebametreem.edu.vn/tac-gia/tran-thi-hoa

Khái niệm

        Theo các nhà Vi sinh học, những vi khuẩn hiện hữu tại nhiều cơ quan trong cơ thể người khỏe mạnh gọi là hệ vi khuẩn bình thường của người (The Normal Bacterial Flora of Humans). Chúng có tầm quan trọng đăc biệt đối với sự sống của con người suốt đời, trừ khi hệ miễn dịch suy yếu, một số vi khuẩn thuộc hệ này sẽ trở thành tác nhân gây bệnh. 

         “Một người có hệ vi khuẩn bình thường kém phong phú và hệ miễn dịch suy giảm là báo hiệu tình trạng sức khỏe đã xuống cấp” 

        Tác giả viết bài này thuộc loại Vi sinh Y khoa thường thức trên nền tảng là Bác sĩ đã học Vi sinh, nhằm chia sẻ để mọi người hiểu được vai trò ích lợi của hệ vi khuẩn này mà nuôi dưỡng và bảo vệ chúng.

Những đường vào cơ thể người của hệ vi khuẩn bình thường    

Hệ vi khuẩn bình thường vào cơ thể người qua các đường khác nhau theo thời gian từ thai nhi đến những thời kỳ sau khi sinh:

  • Cuống  rốn và nhau thai: Một số vi khuẩn của bà mẹ theo hai đường này vào cơ thể thai nhi, thường là vi khuẩn đường ruột
  • Bề mặt ống sinh sản của mẹ:Ttrường hợp em bé sinh theo đường tự nhiên
  • Môi trường sống (không khí, các vật dụng thường dùng, ăn uống, giao tiếp với người, động vật, cảnh quang thiên nhiên, khám chữa tại bệnh viện/cơ sở điều dưỡng…)

Những cơ quan trong cơ thể người có vi khuẩn cư trú

        Một số người chỉ quan tâm hệ vi khuẩn tại ruột già/đại tràng và đặt tên là Vi khuẩn chí. Nhưng theo Vi sinh học Y khoa, nhiều cơ quan của người có hệ vi khuẩn bình thường cư trú trên bề mặt và màng nhầy gồm da, kết mạc mắt, hệ hô hấp trên (mũi, khoang miệng gồm các rảnh chân răng, thanh quản), ống tiêu hóa (dạ dày, ruột non và ruột già/đại tràng) và niệu dục (niệu đạo và âm đạo). 

        Trong cơ thể người, số lượng vi khuẩn khoảng 1014 trong khi số tế bào chỉ khoảng 1013. Hệ vi khuẩn này đa dạng và gồm nhiều loài. Tuy nhiên, có sự thay đổi rõ rệt giữa các cá nhân về số lượng và chủng loài tùy vào lịch sử sức khỏe và môi trường sinh sống. Sơ đồ sau đây chỉ ra các loài vi khuẩn cư trú tại mỗi cơ quan của người trong cộng đồng và người nằm bệnh viện, là tương đối khác nhau.

          Trẻ em sinh ra từ bà mẹ khỏe mạnh, sinh thường, được bú mẹ và nuôi dưỡng cũng như chăm sóc đúng đắn, đến 3 tuổi đã có hệ vi khuẩn tại ruột già giống của người lớn.

        Lưu ý rằng không chỉ hệ vi khuẩn sống với người mà còn có cả một vài loại nấm.

        Vi khuẩn trong hai sơ đồ trên có những loài mang mầm bệnh gồm: 

Staphylococcus aureusEnterobacteriaceae
Streptococcus mutans(Escherichia coli)
Enterococcus faecalisPseudomonas aeruginosa
Streptococcus pneumoniaeHaemophilus influenzae
Streptococcus pyogenesBacteroides sp
Neisseria meningitidisClostridium sp

Lợi ích của hệ vi khuẩn bình thường 

        Hệ VKBT giúp người bằng nhiều cách làm cho các vi sinh gây bệnh không có đất sinh trưởng, tạo vitamin B1 và K, biến các chất dinh dưỡng khó tiêu thành sản phẩm dễ tiêu, bình thường hóa sự bài tiết acid tại dạ dày và điều sự ngon miệng. Những lợi ích mà hệ vi khuẩn mang lại cho con người được thể hiện bằng các nhiệm vụ của chúng như sau:

1. Cạnh tranh với vi sinh gây bệnh: Choáng chỗ và ăn hết các chất dinh dưỡng 

2. Tiết chất kháng sinh và chất phân hủy: Một số vi khuẩn bình thường sản xuất các chất kháng khuẩn (thuốc kháng sinh). Ví dụ, E. coli tiết chất Cloicine tiêu diệt nhiều vi khuẩn gây bệnh, 

3. Miễn dịch: Hệ vi khuẩn bình thường sống với người làm cơ thể tạo các kháng thể vô hiệu hóa được nhóm  vi sinh gây bệnh xâm nhập vào cơ thể và ngăn ngừa nhiễm trùng.

4. Sản xuất các enzym và vitamin: Một số vi khuẩn bình thường tại ruột già tiết các chất có lợi gồm vitamin B12 (tạo máu) và vitamin K (chống chảy máu) và cũng tiết IgA (miễn dịch). 

5. Giúp trao đổi chất và phân hủy thức ăn thành dạng dễ tiêu: Hệ vi khuẩn tại ruột tạo ra các enzym như cellulose, galactosidase, glucosidase tiêu hóa những thức ăn khó tiêu.

6. Oxy hóa và thủy phân steroid: Hệ vi khuẩn đường ruột cũng giúp chuyển hóa steroid, cụ thể là thực hiện quá trình oxy hóa và thủy phân vòng steroid của muối mật.

Vì sao hệ vi khuẩn bình thường  trở thành “kẻ thù” của con người?

        Những vi khuẩn đã xâm nhập vào người qua các đường khác nhau mà không xuất hiện bệnh là nhờ cơ thể tạo ra những kháng thể đặc hiệu để khống chế chúng bằng cách nhận biết, ghi nhớ,  khu trú, kết dính , kiềm chế khả năng trỗi dậy gây viêm, phân hủy rồi dọn sạch. Thực hiện các  nhiệm vụ này là  các thành phần của hệ miễn dịch. Có thể nói rằng người có hệ miễn dịch khỏe mạnh và hệ vi khuẩn bình thường phong phú là người có chất lượng cuộc sống tốt. 

       Có một số vi khuẩn bình thường trở thành tác nhân gây những bệnh rất trầm trọng bởi các hàng rào bảo vẹ (hệ miễn dịch) tại chỗ hoặc toàn cơ thể đã suy yếu. Hậu quả là bệnh phát ra tại cơ quan có vi khuẩn bình thường cư trú và có thể từ tại chỗ di chuyển tới các cơ quan khác, chẳng hạn như vi khuẩn Streptococcus pyogenes tại hầu họng gây viêm họng, viêm khớp và viêm cầu thận hoặc viêm cơ tim; Streptococcus pneumoniae từ đường hô hấp trên xuống phổi gây viêm phổi;Helicobacter pylori (HP) tại dạ dày gây viêm hoặc loét dạ dày;, Staphylococcus aureus từ da vào máu gây nhiễm trùng các ống thông tĩnh mạch hoặc nhiễm trùng huyết; E. coli tại ruột di chuyển đến tiết niệu gây nhiễm trùng tiểu và nhiều bệnh nhiễm trùng khác cũng rất nặng như viêm hoặc áp xe não, Ở những người bị trào ngược dạ dày, các loại vi khuẩn bảo vệ hầu họng có khả năng kém phát triển hoặc chết vì độ pH và citric acid của dạ dày trào lên họng. Hậu quả các vi khuẩn mang mầm bệnh gây viêm họng triền miên.Viêm chân răng,/nha chu dẫn tới hỏng răng chứng tỏ các vi khuẩn có lợi tại các rảnh chân răng đã không còn, cũng có nghĩa là miễn dịch đã kém, …

Làm gì để cơ thể giàu có hệ vi khuẩn bình thường-hệ miễn dịch khỏe mạnh 

  • Bà mẹ mang thai và cho con bú phải có hệ vi khuẩn bình thường để truyền cho con trong bào thai và trong lúc sinh em bé, cho em bé bú-Nên sinh em bé theo đường âm đạo/sinh thường và cho em bé bú mẹ ngay sau khi sinh và kéo dài ít nhất trên 1 năm
  • Mọi lứa tuổi nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ các chất dinh dưỡng theo lứa tuổi ở tỉ lệ cân đối với thực phẩm an toàn, sinh hoạt cá nhân lành mạnh, đời sống tinh thần thanh thản.
  • Mọi lứa tuổi được sống trong môi trường trong lành, gần gũi với cảnh vật tự nhiên và ánh sáng mặt trời, nhà cửa thông thoáng, đồ dùng cấ nhân và gia đình được làm bằng những chất an toàn cho sức khỏe, không  tiếp xúc với hóa chất trừ côn trùng, diệt cỏ. Hạn chế tối đa hóa chất tẩy rửa công nghiệp trong gia đình.
  • Không lạm dụng kháng sinh! Chỉ dùng kháng sinh khi đã xác định ra bệnh mà cần tới KS. Việc sử dụng kháng sinh là con dao hai lưỡi: tiêu diệt cả VK gây bệnh lẫn có lợi, tạo ra tình trạng loạn khuẩn và biến đối thành tác nhân gây bệnh. Sử dụng kháng sinh ảnh hưởng đến chuyển hóa axit mật và serotonin trong đại tràng làm chậm nhu động ruột nên hệ vi khuẩn có lợi kém phát triển, thúc đẩy sự phát triển các mầm bệnh khác như Clostridium difficile. Các kháng sinh hạng nặng như Clindamycin, Clarithromycin, Metronidazole và Ciproflaxin ảnh hưởng đến cấu trúc vi khuẩn bình thường tại ruột trong một thời gian dài chúng biến đổi dẫn đến nhiễm C. difficile tái phát hoặc tạo thuận lợi cho sự phát triển của các chủng E. coli gây bệnh. Điều trị bằng Vancomycin cũng gây suy yếu hầu hết các vi khuẩn đường ruột Bacteroidetes và liên quan đến sự gia tăng các loài Proteobacteria.

 

Thư viện ảnh Xem toàn bộ

Thư viện video Xem toàn bộ

Bài viết

Học để thành Bác sĩ Nhi là học những gì? Bác sĩ Trân Thị Hoa https://suckhoebametreem.edu.vn/tac-gia/tran-thi-hoa
BẢNG HƯỚNG DẪN Làm cách nào để GIAO TIẾP với bệnh nhân có hiệu quả

Tin tức và sự kiện

TỌA ĐÀM PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC VÀ ĐỌC SÁCH HIỆU QUẢ: “KHUYẾN KHÍCH TỰ HỌC CÓ THƯỞNG SÁCH”
TSKH y dược Trần Thị Hoa, một nữ trí thức Huế tại Hà Nội