Học để thành Bác sĩ Nhi là học những gì? Bác sĩ Trân Thị Hoa https://suckhoebametreem.edu.vn/tac-gia/tran-thi-hoa

18:46 24/04/2021

Chuyên ngành Nhi là một khoa học thuộc Y khoa  chuyên về chăm sóc sức khỏe trẻ em/khám chữa bệnh

Trẻ em  không phải là người lớn thu nhỏ, là một cơ thể  không ngừng thay đổi kể từ khi thụ thai tới lúc trưởng thành, gồm 2 giai đoạn trước và sau khi sinh. Do sự non nớt và không ngừng thay đổi này nên việc chăm sóc sức khỏe trẻ em ở mỗi thời kỳ có phần khác  nhau và khác biệt so với chăm chăm sức khỏe của người lớn. 

Để trở thành một bác sĩ nhi khoa/chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em, người học phải

tốt nghiệp BS đa khoa. Trên nền tảng này, người học sẽ phải học tiếp phân môn khoa học cơ sở trong Nhi khoa đó là:

  • Sinh lý tăng trường và phát triển qua các thời kỳ,
  • Dinh  dưỡng trẻ em
  • Dược học trẻ em
  • Dịch tễ học Nhi khoa- Mô hình bệnh tật trẻ em hiện tại và xu hướng
  • Thu thập lịch sử và khám thực thể trẻ em qua các thời kỳ
  • Lâm sàng và bệnh học Nhi khoa
  • Đa khoa Nhi cho dù sẽ vào chuyên một lĩnh vực nào trong Nhi khoa. Bởi vì kiến thức đa khoa nhi sẽ giúp mình giải quyết tốt những bệnh trong lĩnh vực chuyên ngành Nhi kể cả Ngoại Nhi ). Mặt khác, hầu hết trẻ em mắc các những bệnh thông thường ở đường hô hấp, tiêu hóa và nhóm bệnh nhiễm trùng dễ lây. Vậy nên nhu cầu BS Nhi đa khoa là cao nhất và học ra BS Nhi đa khoa cũng dễ kiếm việc/dễ có việc làm hơn BS Nhi chuyên khoa.
  • Một chí tiêu cũng cần và đủ của một BS Nhi là yêu thương/thích trẻ em. Thực ra thì BS chuyên ngành nào cũng đều cần có sự đồng cảm và thương yêu người mắc bệnh.

Hoài niệm một ít về thời học Nhi khoa và y khoa tại Đại học Y K Huế- BV Trung ương Huế

Ngay lúc  bước vào giảng đường Nhi khoa, SV chuyên Nhi được BS Bùi An Bình (chúng tôi gọi là Sư phụ của khoa Nhi) giới thiệu nhập môn Nhi khoa cho SV bằng câu “ trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại” rồi thầy thuyết giảng một hồi không biết mệt về lịch sử Nhi khoa và nhấn mạnh tính khác biệt của chăm sóc khám chữa cho trẻ em so với người lớn, là một chuyên khoa rất khó. Đề cập tới kiến thức di truyền,  là BS Nhi khoa phải nắm vững và cũng phải biết về sức khỏe của các cặp làm cha mẹ, về Sản khoa trong thời kỳ mang thai, trong khi sinh và sau sinh. Hai cuốn sách gối đầu giường thầy giới thiệu cho chúng tôi mà SV phải học làTextbook of Pediactrics và Hankbook of Pediactrics. Phần nhiều kiến thức và thực hành Nhi khoa trong hai quyển này là được áp dụng tại nước mình. Ai đã học qua 2 cuốn này thì đảm bảo cả kiển thức và thực hành Nhi khoa là vũng vàng. Bây giờ so lại tôi thấy cuốn Hankbook of Pediactrics là tiền thân của cuốn  Curent Diagnosis & treatment of Pediactrics ngày nay. Ngoài học lâm sàng, thầy còn tổ chức mỗi tuần 1 buổi giáo dục cho các bà mẹ chăm sóc sức khỏe con cái của mình với các chủ đề: Sức khỏe toàn diện, dinh dưỡng, tiêm chủng, CS trẻ ốm: sốt cao, tiêu chảy, viêm phổi, …). Qua đó chúng tôi học được nhiều thứ không chỉ chuyên môn mà còn rèn được kỹ  năng dạy học. Ngoài ra, mỗi lần trực là học được rất nhiều nhờ viết và trình bệnh án  trong giao ban khoa hàng ngày. Đêm trực thường phải làm viêc rất nhiều, ít được ngủ đủ thâm chí thức suốt nếu có bệnh cấp cứu nặng, có ca tử vong. Cần nhiều thời gian để khai thác bệnh sử, khám  bệnh rồi đọc qua bệnh án, sau đó mở cuốn  TP ra đọc những chủ đề có liên quan và cuối cùng là viết bệnh án để sáng ra sẽ trình bày trong giao ban. Sáng sớm hôm sau đến thăm bệnh trở lại, nếu có gì thay đổi thì phải báo cáo BS ngay. 

Thới đó Nhi khoa có nhiều mặt bệnh mà chủ yếu là suy dinh dưỡng, nhiễm trùng và  kí sinh trùng và các dị tật bẩm sinh. Những hình ảnh với tôi không thể nào quên: Có lần trực đêm gặp một trẻ dưới 2 tuổi tử vong trong tình trạng suy dinh dưỡng hạ đường huyết và  tắc ruột tử vong. Tôi theo bệnh nhi xuống phòng GPB.Ở đó BS mỗ từ thi lấy ra một búi giun đếm tới 100 con là ngưng, phần còn lại có lẽ ko dưới vài chục con. Thời kỳ học ở khoa Tiêu hóa gặp những trẻ bị viêm ruột xuất huyết hoại tử, quan sát phân thì thấy màu  như  bã trầu và ngủi mùi hôi nồng nặc do ruột bị xuất huyết hoại tử. tiêu chảy cáp, hội chứng lỵ trực trùng/amib cũng rất nhiều. Nhìn phân của các cháu bị lỵ trực trùng và lỵ amib chỉ một lần là nhớ mãi. Những mặc bệnh khác cũng nhiều vô kể tại các khoa Tim mạch, Thận tiết niệu, Hô hấp, Lây gồm các bệnh nặng như viêm phổi,; viêm cầu thận cáp, h.c thận hư, ung thư máu, lao sơ nhiễm, viêm não, ho gà, bại liêt… Các loại tim bẩm sinh và TBM kèm biến chứng viêm phổi, não úng thủy…thương tâm lắm!!! 

Nhân đây khiến tôi nhớ lại mô hình bệnh của người lớn tôi đã học tại Bệnh viện TW Huế trước khi đi chuyên Nhi. Vào thời đó kinh tế nước ta  rất khó khăn lắm cộng với các tỉnh thuộc miền Trung chịu hậu quả của chiến tranh vừa mới kết thúc nên đói, vệ sinh môi trường rất kém lại bị nhiễm chất độc da cam. Hậu quả dân bị nhiều bệnh hiểm nghèo. Tôi nhớ lại những hình ảnh rất đau xót: nhiều phụ nữ trẻ  Quảng Trị, và Quảng Bình bị ung thư máu và thấp tim. Đàn ông thì abces gan, viêm gan và xơ gan cổ chướng, lao phổi cũng phổ biến !!!

Nhìn chung khi bước vào học lâm sàng với tôi có cảm giác buồn nhiều hơn vui vì ngày nào cũng nghi nhận những hình ảnh và cảnh ngộ rất thương tâm. Nhưng, chúng tôi được học trong một môi trường rất là tốt, khác hẳn với bây giờ. Các mối quan hệ BS-SV-Đ D rất thân thiên và tôn trọng nhau, có thứ bậc hẳn hoi. Đ D tuân lệnh BS răm rắp và rất kính trọng BS. ĐD cũng rất quý SV tạo điều kiện và giúp cho SV học, hỗ trợ cho SV làm những thủ thuật khó như chọc dò tủy sống, hút dịch áp xe phổi/gan, đặt sonde bàng quan…BV TW Huế được trang bị là bệnh viện dạy học cho nên có thư viện toàn sách quý, NV thư viện rất nhiệt tình là lịch thiệp. các khoa đều có phòng học rộng rãi, có phòng trực cho sinh viên cũng rất tiện nghi.…Nghĩ lại thấy thời mình học làm thầy thuốc có nhiều kỉ niệm đẹp và may mắn được hưởng nền giáo dục y khoa chẳng khác gì ở các nước của Châu Âu và ở Mỹ! 

Hà Nôi, ngày 04/09/2013, cập nhật 04/2021 

Thư viện ảnh Xem toàn bộ

Thư viện video Xem toàn bộ

Bài viết

Học để thành Bác sĩ Nhi là học những gì? Bác sĩ Trân Thị Hoa https://suckhoebametreem.edu.vn/tac-gia/tran-thi-hoa
BẢNG HƯỚNG DẪN Làm cách nào để GIAO TIẾP với bệnh nhân có hiệu quả

Tin tức và sự kiện

TỌA ĐÀM PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC VÀ ĐỌC SÁCH HIỆU QUẢ: “KHUYẾN KHÍCH TỰ HỌC CÓ THƯỞNG SÁCH”
TSKH y dược Trần Thị Hoa, một nữ trí thức Huế tại Hà Nội