TRẺ EM VÀ DỊCH BỆNH CORONAVIRUS 2019 (CoV19)
TRẺ EM VÀ DỊCH BỆNH CORONAVIRUS (CoV19)
Bác sĩ Trần Thị Hoa https://suckhoebametreem.edu.vn/tac-gia/tran-thi-hoa
Với sự trợ lý của Bác sĩ Nguyễn Hữu Hiếu, học viên BSNT Nhi khoa ĐH Y Hà Nội
Tình hình nhiễm bệnh CoV 19 ở trẻ em
Tất cả mọi người đều có thể nhiễm CoV19. Tuy nhiên, theo thống kê ở Trung Quốc, trong số hơn 72.000 ca mắc Covid 19, chỉ có 2% là trẻ em dưới 19 tuổi. Đối với trẻ sơ sinh, tỉ lệ này thấp hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, trong số trẻ bị nhiễm thì trẻ nhũ nhi (1-12 tháng) có tỉ lệ mắc bệnh nặng hơn so với nhóm trẻ lớn. Hơn 30% số ca trẻ em nhiễm CoV19 gặp ở trẻ nhũ nhi; hơn ½ trong số này xuất hiện hội chứng suy hô hấp nặng (SARS) và diễn biến rất nặng.
Hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng để chứng minh virut Corona có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc ảnh hưởng đến thai nhi.
Các nhà nghiên cứu gần đây đã làm xét nghiệm tìm virut SARS-CoV-2 trong nước ối, máu cuống rốn, dịch hầu họng của sáu trẻ sơ sinh và kết quả cho thấy tất cả các mẫu đều âm tính với virut này
Làm thế nào để giúp trẻ em không bị nhiễm virut Corona (CoV19)
Hiện nay chưa bào chế được vaccine chủng ngừa virut Corona và cũng chưa có thuốc để trị bệnh viêm phổi do virus này.
Vì vậy để phòng bệnh do coronavirus 2019 cho thai nhi và trẻ em, đặc biệt lưu ý tới nhóm trẻ dưới 5 tuổi và phụ nữ đang mang thai một cách nghiêm túc theo 2 điều dưới đây:
1. Các biện pháp phòng cho thai nhi, nên đọc bài này: BÀ BẦU CẦN HIỂU VỀ COVID19
https://suckhoebametreem.edu.vn/nguon-kien-thuc/bai-viet/ba-bau-nhiem-cov19-
2. Các biện pháp phòng cho trẻ em: áp dụng đúng hướng dẫn của Bộ Y tế như của người lớn và tham khảo thêm khi nào cần rửa tay và rửa đúng cách do Tổ chức Y tế Thế giới ban hành đã dịch ra tiếng Việt trong bảng kèm đây
Trẻ nghỉ học ở nhà- Lời khuyên dành cho cha mẹ
Hiện nay trẻ em cả nước vì dịch bệnh CoV19 nên không được đến trường có phần bị ức chế. Nhưng âu cũng là cơ hội để cha mẹ và con cái được gần nhau bởi vì cả nhà đều ở nhà.
Thiết nghĩ để giúp trẻ em thư thái tinh thần và cũng phần nào giúp trẻ học hỏi thêm kiến thức xã hội-kỹ năng mềm, cha mẹ nên dành thời gian chơi mà học với con phù hợp theo lứa tuổi và sự hiểu biết của mình đồng thời tham khảo thêm sách vở.
Dưới đây xin giới thiệu một số nguồn kiến thức cùng chơi cùng học với trẻ em:
1. Đọc Chương 7. Thúc đẩy tâm trí trẻ thơ phát triển, Quyển GIÚP TRẺ EM PHÁT TRIỂN TỐI ƯU của Bác Sĩ Trần Thị Hoa.
2. Đọc sách cùng trẻ: là cách tốt nhất để giúp trẻ hình thành một thói quen học tập tốt về sau đồng thời có thể giúp gắn chặt tình cảm cha mẹ-con cái. Để kích thích con tham gia, cha mẹ nên ngồi cạnh con và có những lời khích lệ sẽ giúp con hứng thú đọc.
3. Chơi cùng con: những trò chơi như đá bóng, cờ vua, chơi cá ngựa,... sẽ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, trí tuệ, nâng cao tình cảm gia đình, giúp bố mẹ hiểu về con hơn.
4. Cho phép con xem các chương trình trẻ em lành mạnh: thỉnh thoảng cũng nên cho trẻ xem các chương trình trẻ em phù hợp với lứa tuổi trên các phương tiện nghe nhìn (ipad, máy tính và tivi) có lịch trình và thời hạn chỉ được kéo dài 1 tiếng với trẻ dưới 5 và 2 tiếng với trẻ từ 5 tuổi trở đi;
Nguồn tham khảo từ:
1. https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(20)30360-3/fulltext#seccestitle10
3. https://www.nytimes.com/news-event/coronavirus?action=click&module=Spotlight&pgtype=Homepage
Hà Nội ngày 30/03/2020