Sửa lỗi và cập nhật (xuất bản lần thứ hai)

00:59 13/07/2020

Sửa lỗi và cập nhật

(Sẽ đưa vào bộ sách của lần xuất bản thứ hai sắp tới đây)

Hà nội, ngày10/05/2020

            Lần tái bản đầu tiên này, tác giả cùng với Nhà Xuất bản Thuận Hóa Huế đã rà soát tỉ mỉ từng Chương của 3 Quyển đã in ấn phát hành vào ngày 09/01/2020 để sửa lỗi, viết lại một số đoạn cho rõ ý hơn, chèn thêm 4  hình ảnh và 1 chủ đề mới. Tất cả các phần việc này sẽ được gộp thành một link và đăng tải trên https://suckhoebametreem.edu.vn và https://www.facebook.com/suckhoebametreem/ để các độc giả đã sở hữu bộ sách lần đầu được biết. Những lần tái bản tiếp theo cũng sẽ làm theo cách này nhằm bảo đảm nội dung của bộ sách của lần xuát bản đầu tiên và các đợt tái bản về sau đều có giá trị như nhau. 

Ghi chú: các số trang nêu trên đây là những số trang của từng  Quyển (1,2 và 3) do Nhà xuất bản Y học phát hành lần đầu vào tháng 01/2020 mà hiện nhiều độc giả đang sở hữu

Quyển 1. CHĂM SÓC EM BÉ TRƯỚC SINH

Sửa lỗi

  1. Trang 31, cột trái dòng cuối cùng bỏ bớt từ “của”
  2. Trang 35, cột phải đoạn cuối dòng thứ tư từ dưới lên đã viết bảng 3” sửa thành “bảng 4”.
  3. Trang 60, cột phải đoạn thứ ba từ trên xuống hoặc dưới lên ở dòng cuối cùng của đoạn này đã viết “Bảng 5”, sửa thành “Bảng 2”.
  4. Trang 111 cột phải, tại đoạn gạch ngang thứ hai từ dưới lên và ở dòng cuối cùng đã viết “Bảng 7”, sửa thành “Bảng 4”.
  5. Trang 115 cột trái, tại đoạn gạch ngang đầu tiên dòng thứ bảy từ trên xuống đã viết “Bảng 7” thành “Bảng 4”.
  6. Trang 149 cột phải, đã viết “Bảng 6”, sửa thành “Bảng 1”.
  7. Trang 153 đã viết “Bảng 7”, sửa thành “Bảng 2”.
  8. Trang 173 Bảng 3: nhìn vào cột trái tên thuốc đầu tiên Accutane (isotretinoin)  chiếu sang dòng của cột phải đã viết “mặt” sửa thành ‘mắt”
  9. Phụ lục 4, sang trang thứ hai, cột trái tại dòng thứ hai của đề mục “Cách nấu lá tắm” đã viết 20-50 ml sửa thành 10-15 lít.

Bổ sung và cập nhật

  1. Trang 98: thêm Hình Những thực phẩm phòng và chữa Thiếu máu trong bài Thiếu máu 

2. Trang 113, cột phải nội dung từ dưới “Dấu hiệu và triệu chứng” cho tới sang trang 114 “Bảng 5: cập nhật về chẩn đoán tiền sản giật nhẹ và nặng theo ACOG PRACTICE BULLETIN 2019”:

Dấu hiệu và triệu chứng cho tới hết Bảng 5 đặt ở đầu trang 114 được thay bằng nội dung và Bảng 1 cập nhật dưới đây:

Tiền sản giật xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng từ nhẹ tới nặng, nhưng có những trường hợp rất nhanh chóng chuyển từ nhẹ sang nặng.

Phụ nữ mang thai mắc chứng tiền sản giật nhẹ có thể nhận biết: Phù (nhiều nhất ở mặt, bàn tay và hai cẳng chân tới bàn chân), đau đầu, hoa mắt. 

Nhưng khi đã lâm vào tiền sản giật nặng sẽ xuất hiện những triệu chứng rầm rộ, có nhiều trường hợp mê sảng không thể nhớ hoặc nhận biết những triệu chứng sau đây: 

  • Nhìn mờ hoặc quờ quạng, co giật;
  • Buồn nôn hoặc nôn, đau bụng từ rốn trở lên (vùng thượng vị hoặc vùng bụng bên phải), tiểu ít, khó thở.

Để chẩn đoán xác định tiền sản giật nhẹ hay nặng phải dựa vào kết quả đo huyết áp và làm các xét nghiệm tại cơ sở y tế/bệnh viện được liệt kê trong bảng dưới đây trích từ Gestational Hypertension and Preeclampsia, ACOG PRACTICE BULLETIN 2019:  

Bảng 1. Tiêu chuẩn chẩn đoán tiền sản giật nhẹ và nặng

Chỉ sốMức độ
Tiền sản giật nhẹTiền sản giật nặng

Huyết áp: 

  • Tâm thu
  • Tâm trương

≥ 140mmHg

≥ 90mmHg

Trong 2 lần đo huyết áp tư thế nằm cách nhau ít nhất 4 giờ ở các phụ nữ mang thai sau 20 tuần mà trước đây có huyết áp bình thường

≥ 160mmHg

≥ 110mmHg 

Trong 2 lần đo huyết áp tư thế nằm cách nhau ít nhất 4 giờ, trừ trường hợp đang điều trị tăng huyết áp

Protein niệu≥ 300 mg/24 giờ 
Đếm tiểu cầu < 100.000 x 109/L
Chức năng gan Tăng gấp đôi so với mức bình thường
Creatinine huyết thanh > 1.1 mg/dL

Quyển 2. GIÚP TRẺ EM PHÁT TRIỂN TỐI ƯU

Sửa lỗi

1. Trang 19: bỏ “Tiểu não” trong “Sơ đồ A” ở cột phải

Làm rõ và cập nhật

1. Trang 24: thay tiêu đề “Kháng nguyên” ở cột trái thành “Kháng thể-Kháng nguyên” và chèn nội dung mới:

Kháng thể-Kháng nguyên

Kháng thể là một globin miễn dịch, hình chữ Y do các tế bào huyết thanh trong cơ thể người tạo ra và rồi hệ miễn dịch sử dụng để vô hiệu hóa tác nhân gây bệnh như vi trùng, virus hoặc các vật lạ khác. Mỗi kháng thể chỉ có thể nhận biết duy nhất một mầm bệnh, đã được biến đổi thành các mảnh, gọi là kháng nguyên (xem hình bên).

Kháng nguyên là một cấu trúc phân tử, nằm ở mặt ngoài mầm bệnh, được gắn kết bằng một kháng nguyên - kháng thể đặc hiệu (Ab) hoặc là thụ thể kháng nguyên tế bào B (BCR). Có thể hiểu kháng nguyên là một vật lạ (vi sinh vật hoặc các chất độc từ ngoài vào hay trong cơ thể kích thích hệ miễn dịch tạo kháng thể). Nếu cơ thể không tạo được kháng thể đặc hiệu để vô hiệu hóa kháng nguyên ấy thì bệnh sẽ xuất hiện.

2. Trang 55: đoạn cuối của cột phải chèn vào “Mô tả BĐTT và đọc kết quả trên BĐTT”:

Mô tả BĐTT

Có 5 loại BĐTT biểu thị 5 chỉ số thể lực gồm cân nặng (CN), chiều dài hoặc chiều cao (CD, CC), vòng đầu (VĐ), vòng cánh tay (VCT) và chỉ số khối cơ thể (BMI: Body Mass Index). Mỗi chỉ số có ý nghĩa khác nhau. Cân nặng là chỉ số nhạy cảm sớm nhất (giảm hoặc ngừng tăng cân) khi cơ thể trẻ không nhận đủ nhu cầu dinh dưỡng. Vì vậy, để theo dõi tình trạng sức khỏe tổng quát, nên sử dụng BĐTT cân nặng của con trai và của con gái. Cả thế giới đều dùng BĐTT để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe tổng quát của trẻ em ngay từ sau khi sinh tới 5 tuổi. BĐTT có 5 đường cong, điểm xuất phát của chúng tại trục tung trái và điểm dừng tại trục tung phải. Các đường cong này được đánh số thứ tự từ trên xuống là 3, 2, 0, -2, -3 (xem hai BĐTT mẫu của WHO ở cuối bài này).

Cách ghi cân nặng vào BĐTT và đọc kết quả trên BĐTT

Để biết cân nặng của trẻ ở mức nào thì mỗi tháng nên cân cho trẻ một lần vào thời điểm nhất định (xem qua hướng dẫn cân cho trẻ ở gần cuối chương này). Sau khi cân nhìn vào trục tung và trục hoành của BĐTT rồi xác định xem cân nặng của trẻ nằm ở vùng nào trên biểu đồ thì chấm 1 chấm lên đó. Để có đường cong tăng trưởng của mỗi trẻ trên BĐTT là phải có ít nhất 2 chấm cân nặng (mỗi tháng 1 chấm), bắt đầu từ chấm thứ nhất nối với một hoặc nhiều chấm sau sẽ cho một đường cong tăng trưởng. 

Sau khi có 1 chấm cân nặng hoặc đã có một đường cong tăng trưởng của một trẻ trên BĐTT sẽ nhận biết được cân nặng của trẻ đạt chuẩn hoặc thiếu hoặc thừa cân và ở mức nào:

  • Nếu thấy dấu chấm hay đường cong biểu thị cân nặng của trẻ nằm trên đường số 0 hoặc ở trong vùng của 2 đường số 0 và số 2 hoặc đã có nhiều điểm tạo thành đường cong riêng của trẻ mà thấy trùng với đường cong số 0 hoặc ở trong vùng của 2 đường số 0 và số 2 là bình thường.
  • Nếu thấy dấu chấm hay đường cong biểu thị cân nặng của trẻ nằm trên đường số 2 hoặc ở trong vùng của 2 đường số 2 và số 3 hoặc đã có nhiều điểm tạo thành đường cong riêng của trẻ mà thấy trùng với đường cong số 2 hoặc ở trong vùng của 2 đường số 2 và số 3 là thừa cân nhẹ và nằm tại đường số 3 hoặc ra ngoài là thừa cân nặng.
  • Nếu thấy dấu chấm hay đường cong biểu thị cân nặng của trẻ nằm trên đường số -2 hoặc ở trong vùng của 2 đường số -2 và số -3 hoặc đã có nhiều điểm tạo thành đường cong riêng của trẻ mà thấy trùng với đường cong số -2 hoặc ở trong vùng của 2 đường số -2 và số -3 là thiếu dinh dưỡng nhẹ và nằm tại đường số -3 hoặc ra ngoài là thiếu dinh dưỡng nặng.

Trước năm 2000, UNICEF Việt Nam qua Bộ Y tế kết hợp với Viện Nhi và Viện Dinh dưỡng đã triển khai Chương trình BĐTT cho trẻ em dựa vào BĐTT chuẩn của WHO có chỉnh sửa và bổ sung để phù hợp với văn hóa xã hội Việt Nam. Dưới đây là hai mẫu BĐTT của WHO:”

3. Trang 89: chèn thêm trong phần hướng dẫn xác định vị trí các huyệt Can du, Tỳ du và Đản trung kèm hai hình minh họa, chèn Hình ký hiệu NTA2 để thay cho hình xác định vị trí huyệt Đản trung trong sách đã in:

Hình HAT-NTA1

“Có hai huyệt cần bấm trong hình hướng dẫn của WHO ở trên là Tỳ du và Can du. Để xác định vị trí 2 huyệt này, Bác sĩ Đông y uyên thâm về châm cứu và bấm huyệt Nguyễn Tuấn Anh hướng dẫn tìm huyệt Tỳ du là tính từ điểm nằm trên đường giữa của đốt sống ngực 11 cách ra 1,5 thốn và huyệt Can du là tính từ điểm nằm trên đường giữa của đốt sống ngực 9 cách ra 1,5 thốn.

Bề ngang của 2 ngón tay trỏ và giữa của người bấm huyệt tương đương 1,5 thốn. Bên cạnh hướng dẫn bằng lời BS Tuấn Anh đã minh họa vị trí hai huyệt này bằng hình vẽ dựa vào sơ đồ cột sống và xương sườn của Nhà Giải Phẫu Netter thật là công phu. Tuy nhiên, để dễ nhìn hơn và đẹp hơn, Bác sĩ trẻ Hoàng Thanh Tùng với năng khiếu hội họa cộng thêm kiến thức đồ họa vi tính đã vẽ lại hình dưới đây trên cơ sở dựa vào bản gốc của Bác sĩ Tuấn Anh và mang ký hiệu là HAT-NTA1:

Để biết được đốt sống ngực 11, cần tìm mốc đốt ngực 12. Đây là chỗ bám của xương sườn cụt thứ 12, tìm xương ngắn nhất và nằm dưới cùng ở mạng sườn hai bên chính là xương sườn 12.

Hình NTA2

Bà mẹ tự bấm thêm huyệt Đản trung. Để xác định huyệt Đản trung ở bà mẹ đang cho con bú là trung điểm của đường giữa cột sống nối với đường ngang qua bờ trên khớp ức sườn của xương sườn số 5 hai bên (về lý thuyết một số sách nói là ở bờ trên khớp ức sườn 4). Muốn xác định khớp ức sườn 5 thì tìm xương sườn số 7 bám phía trên mỏm xương ức 7, trên sườn 7 là sườn 6 rồi đến sườn 5, tại đây tìm bờ trên của chỗ bám vào xương ức của sườn 5 hai bên nối với nhau. Dưới đây là hình vẽ xác định huyệt Đản trung ký hiệu NTA2 của BS Nguyễn Tuấn Anh:

 

 

 

Lưu ý: ở phụ nữ đang cho con bú rất khó xác định huyệt này. Nếu bà mẹ tự bấm, có thể day bấm rộng lên xuống một chút điểm đã xác định một vài centimets, khi day bấm sẽ thấy cảm giác căng, tức nhẹ, khi thả tay ra có cảm giác thư thái.

 

Quyển 3. PHÁT HIỆN TRẺ BỆNH VÀ CHĂM SÓC PHÙ HỢP

Sửa lỗi

 1. Trang 39 cột trái, đoạn thứ ba từ trên xuống tại dòng thứ hai từ dưới lên có “24 tháng”sửa thành “24 tuần”

2. Trang 82 cột phải: dòng thứ tám từ dưới lên đang viết: “giã nhỏ lá” sửa thành “lá diếp cá rửa sạch giã nhỏ”

3. Trang 85: dưới SƠ ĐỒ MINH HỌA CẤU TẠO TAI nội dung của ống Eustachi  được cập nhật:

4. Trang 168: lấy tiêu đề SỐT PHÁT BAN dòng trên cùng của cột trái chuyển sang trang 167 đặt trên đoạn thứ hai ở cột phải tính từ trên xuống.

5. Trang 251, Phụ lục 2 ở cột trái dòng thứ hai của đề mục Cách nấu lá tắm đã viết 20-50 ml sửa tthành 10-15 lít.

Bổ sung  và cập nhật

1.  Trang 71: chủ đề VIÊM DA CƠ ĐỊA (ECZEMA) tại cột trái bổ sung 2 ảnh và bổ sung một đoạn về viêm da cơ địa ở trẻ em lớn cuối bài này.

Ngoài ra, ở trẻ em lớn còn có những loại viêm da cơ địa hình đồng xu, hình thoi trên các vùng da ở tứ chi, mông và vai thành các mảng vảy tương đối rời rạc, đôi khi có cụm mụn nước, rất ngứa và tiết dịch; lâu ngày những mảng này dày lên và lichen hóa, có những trường hợp chẩn đoán nhầm với bệnh nấm da, nhưng có thể phân biệt là viêm da cơ địa đặc trưng bằng các mảng và không có đường viền nổi lên, khi cạo da để xét nghiệm không đau bằng trường hợp viêm da do nấm. Việc chữa trị và chăm sóc các bệnh viêm da cơ địa ở trẻ lớn cũng theo Nguyên tắc đã hướng dẫn như các chứng dị ứng khác. Bệnh khó khỏi hẳn nên kiên trì theo lời khuyên của bác sĩ, hạn chế tối đa các loại thuốc tân dược chống dị ứng, kháng viêm và kháng sinh. Hiểu rằng những thuốc này dùng lâu ngày sẽ làm cho bệnh nặng thêm và xuất hiện các bệnh mới do các tác dụng phụ và tác dụng đảo ngược của thuốc.

2. Trang 82 cột phải: dòng thứ tám từ dưới lên đang viết: “giã nhỏ lá” sửa thành “lá diếp cá rửa sạch giã nhỏ”

3. Trang 85: dưới SƠ ĐỒ MINH HỌA CẤU TẠO TAI nội dung của ống Eustachi  được cập nhật:

Tai-mũi-họng liên thông với nhau qua ống Eustachi do nhà Giải phẫu Bartolomeo Eustachi phát hiện vào thế kỷ XVI. Ống này là một phần của tai giữa, kết nối tai giữa với mũi và hầu họng. Do tính chất cấu tạo của ống là ngắn, nằm ngang và thông với mũi họng nên khi có dịch từ hầu họng (viêm tại chỗ hay dịch nôn trớ, trào ngược từ dạ dày lên) hoặc mũi (dịch xuất tiết do dị ứng hoặc viêm) sẽ dễ dàng tràn vào đây và tụ lại tạo điều kiện cho vi sinh phát triển nên có nguy cơ gây viêm tai giữa và ngược lại, viêm tai giữa cũng có thể ảnh hưởng ống Eustachi. Khi tai giữa bị viêm, dịch viêm xuất tiết ra tai ngoài có thể gây viêm tai ngoài hoặc tụ lại tạo thành ráy tai.

4. Trang 168: lấy tiêu đề SỐT PHÁT BAN dòng trên cùng của cột trái chuyển sang trang 167 đặt trên đoạn thứ hai ở cột phải tính từ trên xuống.

5. Trang 200:  chèn Sở đồ Hậu quả thiếu Sắt dưới đây trong bài Thiếu máu thiếu sắt 

6. Trang 209: thêm bài  RỐI LOẠN GIỚI TÍNH ở cuối Chương 12:

Khái niệm về rối loạn giới tính (RLGT)

Phôi được hình thành sau khi đã thụ thai 1 khoảng tuần và có 46 nhiễm sắc thể (NST) gồm cả 2 nhiễm sắc thể giới tính, một kế thừa của cha và một từ mẹ, là những phần tử của một tế bào chứa các genes sinh sản giới tính (những đơn vị của chất liệu di truyền sinh sản giới tính). Thời kỳ đầu mang thai, em bé thai nhi sẽ là con gái nếu chỉ mang NST phái nữ là X nhận từ bà mẹ. Lúc thai 8 tuần, NST  sinh sản từ cha bắt đầu hoạt động có thể X (biểu thị con gái) Y (con trai). Nếu thai nhi thừa hưởng NST của cha là X, thì thai nhi ấy sẽ tiếp tục phát triển thành con gái, có các nội tiết nữ nổi trội. Những nội tiết này hoạt động hài hòa tại não khớp với các cơ quan thuộc hệ sinh sản, vì thế đặc tính mọi mặt về thể hình, cơ quan sinh sản, khung xương, giọng nói và tính cách là nữ giới. Trong trường hợp kế thừa được NST từ cha là Y, thai nhi sẽ tiếp tục phát triển thành phái nam. NST là Y tạo nội tiết testosterone và những nội tiết sinh sản hướng nam nổi trội, có vai trò khởi sự việc phát triển những đặc tính nam giới, điển hình là hai hòn dái. Testosterone và các nội tiết  hướng nam làm việc tương tác với với não và các cơ quan sinh sản để thành giới tính là con trai. Theo quy luật phát triển người bình thường, thai nhi chứa hai nhiễm sắc thể XX thì khi sinh ra sẽ là em bé gái và thai nhi có XY sẽ là em bé trai.

Rối loạn giới tính là tình trạng trong cơ thể của một người chứa cả hai giới tính nữ và nam. Người có giới tính nữ trội thì ngoại hình lẫn tính cách thiên về con gái hơn, người giới tính nam trội hơn thì sẽ thiên về con trai hơn. Những vấn đề này đã xuất hiện từ lúc thai nhi đang phát triển trong tử cung mẹ hoặc sau khi sinh. Đôi khi người lớn cũng bị RLGT do phơi nhiễm những tác nhân gây RLGT trong đời sống.

Nếu đã hình thành tình trạng RLGT từ lúc đang bào thai, sẽ xuất hiện ái nam hoặc ái nữ rất sớm, thường thấy khi trẻ ở tuổi mầu giáo (2- 4 tuổi), nhưng cũng có trẻ tới tuổi vị thành niên hay trưởng thành mới bộc lộ rõ. Nhiều thập kỷ qua, tình trạng này đã phổ biến ở Mỹ, Canada, Úc và rồi cũng đã rộ lên ở các nước đang phát triển, kể cả Việt Nam trong những năm gần đây tôi đã từng gặp hàng trăm thiếu niên và thanh niên bị RLGT.

Người bị RLGT được phân làm 3 nhóm: đồng tính luyến áisong tính luyến ái và người chuyển giới. RLGT được thế giới gọi chung là LGBT (Lesbian, Gay, Bisexual & Transgender/transsexual people: những người đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng giới và chuyển giới).

Nguyên nhân

  • Nam hóa ở bào thai nữ: do bà mẹ hay có thể cả người cha đã dùng các nội tiết sinh sản. Theo Waldemar A. Carlo, nhà khoa học đã viết các chương về Fetus trong Nelson’s Pediatrics, trích dẫn 4 loại thuốc gây nam hóa ở bào thai nữ: 17α-Ethinyl testosterone (Progestoral), Methyltestosterone, Norethindrone và Progesterone;
  • Một số nhà khoa học lý giải rằng có thể là do Hội chứng không nhạy cảm với Androgen (AIS: Androgen Insensitivity Syndrome), là khi một người mang gene có một nhiễm sắc thể X và một Y) chống lại (kháng) các nội tiết nam (androgens) dẫn tới người ấy mang một số hoặc rất nhiều đặc tính của nữ giới;
  • Chức năng của các nội tiết tố sinh sản kém: trong một số trường hợp, những nội tiết đóng vai trò phát triển giới tính tại não, tuyến sinh dục và cơ quan sinh sản làm việc không ăn khớp. Ví dụ, hành vi sinh sản (tính dục) được xác định là nam trong khi tính cách giới tại não là nữ;
  • Cường tuyến thượng thận bẩm sinh và hiện tượng mất khả năng tách biệt giới tính (trẻ sinh ra thấy có cả cơ quan sinh sản nam lẫn nữ), nguyên nhân này hiếm gặp.

Một số nhà khoa học khác cho rằng thời đại này lớp trẻ (sẽ là cha mẹ) đang sống “trong biển estrogene” bởi vì nhiều thứ tiêu dùng có chứa chất này, chẳng hạn như thuốc tránh thai, phẫu thuật thẩm mỹ, mỹ phẩm, sản xuất và chế biến thực phẩm (các loại thức ăn chế biến sẵn), thuốc diệt cỏ/côn trùng, các chế phẩm từ đậu nành biến đổi gene (trong đậu nành có isoflsvones, là chất tăng hiệu quả estrogene), nhiều cặp trước khi quan hệ vợ chồng để sinh con và nữ khi mang thai ăn thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, nhất là vitamin A, các chất béo no và cholesterol, cũng có thể người do cha hay mẹ của trẻ đã có bệnh (do nội tiết / thuốc chữa bệnh hoặc nhiễm vi sinh gây bệnh).

Những dấu hiệu và hành vi gợi ý một trẻ bị RLGT

Để xác định một trẻ bị RLGTphải có ít nhất là 6 trong 8 các vấn đề sau đây và kéo dài trong 6 tháng: 

  1. Ước ao là một người có giới khác với của mình hoặc khăng khăng rằng mình là người có giới tính khác (nghĩa là không chấp nhận giới tính hiện có của mình);
  2. Thích mặc áo quần dành cho người có giới tính khác của mình;
  3. Khát khao những vai giới tính chéo;
  4. Thích những đồ chơi, trò chơi hay các hoạt động dành riêng cho giới khác;
  5. Thích bạn cùng chơi của mình khác giới với mình;
  6. Loại bỏ những đồ chơi, trò chơi hay là các hoạt động của người có giới  tính tiêu biểu;
  7. Rất không thích cấu trúc giải phẫu cơ quan sinh sản của một người bình thường;
  8. Ước ao có những đặc tính tình dục tương ứng với giới (phái nam hay nữ) mà mình đang mang.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ có các dấu hiệu và hành vi trên đây ngày càng rõ và trong tình trạng chán chường, và những trẻ đã từng tuyên bố “tôi là con trai hay tôi là con gái” hoặc “tôi muốn mình là con trai / mình là con gái” thì khả năng sau này trở thành những người lớn chuyển giới.

Ở trẻ vị thành niên và người lớn, chỉ ra ít nhất 2 trong 6 các biểu hiện dưới đây và kéo dài trong 6 tháng sẽ có thể nghĩ tới bị RLGT:

  1. Mâu thuẫn, không có sự thống nhất về giới tính mình đang mang và các đặc diểm thuộc về  tình dục nguyên phát hoặc thứ phát;
  2. Tránh xa những đặc tính tình dục sơ khai hoặc thứ phát của người khác giới;
  3. Rất muốn giới tính ban đầu và /hoặc giới tính thứ phát của người khác giới;
  4. Khát khao mình có giới tính khác với giới mình đang mang;
  5. Rất muốn được đối xử như là người khác giới (không đối xử như giới mà mình đang mang)
  6. Có niềm tin mãnh liệt rằng mình là một người có cảm xúc và phản ứng tiêu biểu của người có giới khác với giới của mình.

Điều trị RLGT

Đối với trẻ em: Cần chuyên gia sức khỏe tâm thần đã được đào tạo trong lĩnh vực RLGTvề trẻ em và vị thành niên kết hợp với chuyên gia nội tiết trẻ em.

Trong quá trình chữa bệnh, cha mẹ/người chăm trẻ nên làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi trẻ sát sao.

Đối với người lớnphải gặp chuyên gia tâm bệnh mới có thể chẩn đoán xác định có RLGT hay không. Nếu đúng là RLGT, việc chữa trị bao gồm:

  • Hỗ trợ sức khỏe tinh thần;
  • Điều trị bằng nội tiết;
  • Các liệu pháp tâm lý để xử sự và điều chỉnh những mâu thuẫn nội tâm về giới và hành vi tình dục;
  • Hỗ trợ và chia sẻ về sở thích, ước muốn, học hành, làm việc và hòa nhập xã hội đồng thời cũng được người thân gần gũi và chăm sóc.

Hậu quả và phòng ngừa RLGT

Trẻ em và người lớn đã RLGT thường bị kỳ thị, phân biệt đối xử nên dễ dẫn tới trầm cảm, góp phần tăng tỉ lệ rối loạn tâm thần. Thanh thiếu niên và người lớn   mắc bệnh rối loạn tâm thần thì có nguy cơ tự tử cao.

Cho dù những người có điều kiện kinh tế để chuyển giới cũng sẽ không thể trở thành giới tính như mong muốn; giọng nói vẫn ồ ồ; khuôn mặt, khung xương; cơ bắp, thân hình và tứ chi của những người nữ RLGT thường hao hao nam giới; có một số người đã chuyển giới vẫn không thể mất đi những đặc tính này và nội tiết sinh sản vẫn không thể cân bằng. Nhìn chung người bị RLGT thường thiểu năng sinh sản. Phòng bệnh để trẻ em sinh ra không bị RLGT bằng cách tránh xa những nguyên nhân gây RLGT như đã nêu trên và phải làm từ những cặp sẽ là cha mẹ muốn sinh con. Vấn đề này đã giới thiệu ở Chương 2 và 3 Quyển 1.CHĂM SÓC EM BÉ TRƯỚC SINH.

8. Trang 214: tại đoạn có gạch ngang cuối cùng ở cột phải trong sách bỏ đi và được thay bằng nội dung rõ nghĩa hơn: “- Tiếp tục ép tim và thổi ngạt theo tỉ lệ 5:1 và lặp lại đến khi đủ 1 phút thì ngưng”

9. Trang 223: tại đoạn cuối ở cột trái và tiếp sang cột phải 2 dòng đầu nằm dưới đề mục 1. Đối với trường hợp bỏng nước nóng/sôi đã được thay bằng nội dung mới: “da chỉ đỏ ửng mà không bị trầy xước xử lý bằng cách bế trẻ tới chỗ có vòi nước lạnh, mở vòi rồi đặt vùng da bị bỏng dưới vòi nước hoặc lấy nước lạnh từ đó xối trực tiếp vào chỗ bỏng đến khi thấy da đã giảm đỏ và mát thì ngưng. Có thêm cách này cũng hiệu quả: nếu sẵn kem đánh răng loại chứa chất giảm đau và sưng tấy thì bôi lên vùng bỏng một lớp sẽ cho cảm giác đỡ nóng rát. Bôi lặp lại khi trẻ vẫn còn cảm giác đau (trẻ chưa biết nói sẽ quấy khóc)”.

Tải về máy tính bản mềm của Sửa lỗi và cập nhật của lần tái bản thứ nhất ngày 10/05/2020

Thư viện ảnh Xem toàn bộ

Thư viện video Xem toàn bộ

Bài viết

Vàng Da Sơ Sinh
KANGAROO MOTHER CARE: LIỆU PHÁP MẦU NHIỆM CHO TRẺ SINH THIẾU THÁNG

Tin tức và sự kiện

TỌA ĐÀM PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC VÀ ĐỌC SÁCH HIỆU QUẢ: “KHUYẾN KHÍCH TỰ HỌC CÓ THƯỞNG SÁCH”
TSKH y dược Trần Thị Hoa, một nữ trí thức Huế tại Hà Nội