Có nên chủng ngừa vaccine cúm cho trẻ em?

04:51 22/09/2020

Trước hết cần hiểu sự khác nhau giữa hai loại cúm: Cúm mùa và Đại dịch cúm   

 

Gọi là cúm mùa vì chúng xuất hiện gây bệnh cho người theo mùa nhất định, thường giữa hai mùa Đông Xuân. Virus cúm mùa gây bệnh cho người gồm 2 chủng A và B. Các chúng viruse A cũng thấy ở các loài động vật  như gà, vịt, lợn, ngựa, cá heo, gấu biển và dơi. Người tiếp xúc với những con vật này mà đang bị cúm thì cũng có khả năng bị nhiễm bệnh cúm. Chủng virus cúm B chỉ có ở người. 

 

Đại dịch cúm là không xuất hiện định kỳ mà bất chợt. Trong vòng 2 thế kỷ qua trên thế giới xảy ra 3 đại dịch cúm làm mất khoảng trên 50 triệu người.   

Chỉ có sẵn vaccine ngừa cúm mùa này mà thôi.  Cúm gây đại dịch giống như các chủng CoV, thường không ổn định một chủng mà không ngừng biến đổi, mỗi đại dịch sinh một chủng cúm khác với chủng trước đó. Vì vậy ko có sẵn vaccine để ngừa cúm này

Thời điểm tiêm phòng cúm mùa 

Hàng năm bệnh cúm thường xuất hiện cao điểm từ tháng 12 đến tháng 2. Để cơ thể sinh các kháng thể nhằm chống lại virus cúm xâm nhập thường mất khoảng 2 tuần kể từ khi chủng ngừa. Vì vậy tốt nhất là nên tiêm phòng vaccine cúm mùa vào thời điểm cuối tháng 10 hoặc đầu tháng 11.

Những người cần tiêm phòng cúm mùa và số liều vaccine tiêm

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) những nhóm sau đây là ở nguy cơ cao, nghĩa là khi bị nhiễm virus cúm có khả năng xuất hiện biến chứng viêm phổi nặng, có những trường hợp tử vong: trẻ em, người lớn từ 65 tuổi trở lên, người mắc bệnh mạn, suy giảm miễn dịch, nữ đang mang thai. Vì vậy các nhóm này nên được chủng ngừa cúm.

  • Trẻ em dưới 6 tháng đã nhờ bà mẹ truyền miễn dịch cúm mùa nên không cần tiêm
  • Trẻ em từ 6-59 tháng mới tiêm lần đầu tiên thì nên tiêm 2 liều cách nhau ít nhất 4 tuần.
  • Trẻ em 6-59 tháng mà trước đó đã chủng ngừa thì những năm sau, hàng năm chỉ cần một liều duy nhất.
  • Phụ nữ mang thai tiêm 1 liều, loại vaccine này bất hoạt nên an toàn cho mọi người.
  • Người từ 65 tuổi trở lên và người mắc các bệnh mạn (tiểu đường, huyết áp-tim mạch, ung thư, bệnh tự miễn, hội chứng suy giảm miễn dịch...) hàng năm cũng nên chủng ngừa 1 liều cúm.

Nhìn chung bệnh cúm mùa xuất hiện ở những vùng miền có thời tiết lạnh. Trái lại, những nơi nắng nóng quanh năm thường không xuất hiện dịch cúm mùa. Vì vậy trẻ em và người lớn ở những nơi này mà khỏe mạnh thì không quá lo về việc tiêm phòng cúm mùa trừ khi có ổ dịch cúm gia cầm thì nên tiêm phòng cúm mùa cho các nhóm có nguy cơ trên đây.

Hà Nội, 18/09/2020

Bác sĩ Trần Thị Hoa https://suckhoebametreem.edu.vn/tac-gia/tran-thi-hoa

Thư viện ảnh Xem toàn bộ

Thư viện video Xem toàn bộ

Bài viết

Học để thành Bác sĩ Nhi là học những gì? Bác sĩ Trân Thị Hoa https://suckhoebametreem.edu.vn/tac-gia/tran-thi-hoa
BẢNG HƯỚNG DẪN Làm cách nào để GIAO TIẾP với bệnh nhân có hiệu quả

Tin tức và sự kiện

TỌA ĐÀM PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC VÀ ĐỌC SÁCH HIỆU QUẢ: “KHUYẾN KHÍCH TỰ HỌC CÓ THƯỞNG SÁCH”
TSKH y dược Trần Thị Hoa, một nữ trí thức Huế tại Hà Nội