FLUORIDE
FLUORIDE: LỢI VÀ HẠI ĐỐI VỚI SỨC KHỎE
Bác sĩ Trần Thị Hoa
https://suckhoebametreem.edu.vn/tac-gia/tran-thi-hoa
Khái niệm
Fluoride là một hợp chất có chứa nguyên tố fluorine. Fluorine là một nguyên tố hóa học, ở dạng tinh khiết, là chất khí ga màu vàng lục có phản ứng và độc tính cao. Trong đất có Fluorine tự nhiên, phóng thích các Fluorides vào không khí và cuối cùng rơi xuống đất hoặc nước. Tóm lại, Fluoride là chất khoáng tự nhiên có trong nước, đất và không khí. Hầu hết các nguồn nước có chứa fluoride nhưng mức cao thấp có thể thay đổi tùy theo nước từ nguồn nào.
Con người được thu nạp fluorine qua thực phẩm, nước uống và không khí hít thở với số lượng tương đối vừa phải. Trà/chè và tôm cua sò ốc chứa nhiều fluorine.
Những tác hại tiềm ẩn do thừa fluoride
Fluorine là thành phần thiết yếu để duy trì sự chắc đặc của hệ xương và răng, bảo vệ răng khỏi bị hỏng.
Ở Mỹ và nhiều nước khác đã thêm fluoride vào nguồn nước ăn uống của người dân, kem đánh răng và nước súc miệng với mục đích này. Tuy nhiên, fluoride đã có trong không khí, nước và đất. Qua đó con người hít thở, uống nước và ăn thực phẩm qua chăn nuôi và trồng trọt đã có thể đáp ứng được nhu cầu, trừ khi sống ở những vùng đất và nước đã bị xói mòn mất nhiều chất gồm cả fluoride. Vì vậy, nếu nguồn nước được thêm hợp chất fluoride vô cơ, kem đánh răng và nước súc miệng cũng bổ sung chất này thì e rằng cơ thể của chúng ta có nguy cơ bị thừa fluoride. Khi bị thừa fluoride sẽ sinh ra những tác dụng đảo ngược nhiều hơn và nặng hơn là tác dụng có lợi của nó. Ngoài vấn đề hỏng răng, thừa fluoride cũng gây loãng xương và những tổn hại khác cho thận (sỏi thận), thần kinh và cơ.
Hỏng răng do thừa fluoride: sẽ xuất hiện những đốm trắng trên bề mặt của các răng hoặc xuất hiện những lỗ nhỏ trên mỗi chiếc rằng. Tình trạng hỏng răng ở mức nhẹ do thừa fluoride là hay gặp nhất.
Tình trạng hỏng răng thường gặp ở trẻ em dưới 8 tuổi- thời điểm sắp mọc răng vĩnh viễn. Trẻ em cũng có thể nuốt kem đánh răng chứa fluoride nhiều hơn chất này có trong nước uống.
Loãng xương do hấp thu quá nhiều fluoride
Nguy cơ loãng xương do hấp thu quá nhiều fluoride chủ yếu là từ nguồn nước. Cơ thể tích nhiều fluoride sẽ gây loãng xương trầm trọng. Một vài sự cố có thể gây thừa fluoride trong nước là từ các vụ cháy hoặc khai thác. Một số khu vực của châu Phi và châu Á, các nguồn nước có hàm lượng fluoride cao thường được tìm thấy ở các chân núi và những khu vực mà biển đã tạo ra trầm tích địa chất. Nhưng ở Mỹ có báo cáo một trường hợp 52 tuổi loãng xương có thể là do nuốt kem đánh răng có chứa fluoride.
Được biết phơi nhiễm fluoride với mức trung bình 1.5 mg/l nước là khá phổ biến. Những dấu hiệu sớm của loãng xương do fluoride gồm cứng và đau ở các khớp. Những trường hợp nặng cho thấy cấu trúc xương có thể thay đổi và những dây chằng bị vôi hóa, hậu quả là các cơ yếu và đau. Ngay tức khắc phơi nhiễm fluoride ở mức cao sẽ đau bụng, tiết nhiều nước bọt, nôn và mửa. Co giật và co cơ cũng có thể xảy ra. Tình trạng loãng xương do thừa fluoride ảnh hưởng nhiều triệu người trên thế giới.
Bên cạnh thừa fluoride gây hỏng răng và loãng xương, cũng có những nghiên cứu tác hại của khí fluoride thải ra trong các ngành công nghiệp là rất nguy hiểm, có thể gây chết người ở nồng độ rất cao. Ở nồng độ thấp, khí này gây kích ứng mắt và mũi. Ở động vật ăn các loài cây chứa fluoride có thể tích tụ một lượng lớn chất này trong cơ thể, chủ yếu trong xương. Do vậy, động vật phơi nhiễm với fluoride ở nồng độ cao cũng sẽ bị sâu răng và thoái hóa xương. Quá nhiều fluorine cũng có thể làm giảm khả năng hấp thu thức ăn và có thể làm rối loạn sự phát triển của các móng vuốt. Cuối cùng có thể gây cho cân nặng của đàn con lúc sinh là thấp.
Nguồn tài liệu tham khảo:
https://www.who.int/water_sanitation_health/diseases-risks/diseases/fluorosis/en/
https://www.lenntech.com/periodic/elements/f.htm#ixzz6W7nlA96O
https://www.lenntech.com/library/diseases/fluorosis/fluorosis.htm#ixzz6W7mtsMQS
What Is Fluoride, and Is It Safe? https://www.healthline.com/health/what-is-fluoride
THỰC TRẠNG FLUORIDE Ở MỸ
Một số Hội Nha khoa và Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) khuyến nghị bổ sung fluoride vào nước, kem đánh răng và các sản phẩm khác để ngăn ngừa hỏng răng và kiềm hãm vi khuẩn gây bệnh tại họng tăng trưởng.
Nhưng nhiều nhà nghiên cứu khác của Mỹ đã phát hiện ra các mặt trái của fluoride như sau
NHỮNG MỐI NGUY CỦA FLUORIDE (lược dịch từ FLUORIDE DANGERS, p198 CHAPTER 9: NOURISHING A GROWING CHILD: The Nourishing Traditions Book of Baby & Child Care by Sally Fallon Morel and Thomas S. Cowan 2013):
Các tổ chức y khoa và nha khoa khuyến khích sử dụng nguồn nước bổ sung fluoride và kem đánh răng có fluoride, là cách để ngăn ngừa tiêu hủy răng. Tuy nhiên Weston Price đã nghiên cứu những người bản địa khỏe mạnh không thấy tình trạng răng bị lỗ chỗ, họ không bao giờ uống nước uống hoặc dùng kem đánh răng có fluoride.
Thực sự có hại khi con của bạn phơi nhiễm florua. Florua là chất ức chế enzym và trấn áp tuyến giáp có thể gây ra một loạt các vấn đề từ việc răng bị lốm đốm, xương yếu và làm chậm quá trình chuyển hóa đến các vấn đề về hành vi (1). Chính phủ Hoa Kỳ cũng cảnh báo các bậc cha mẹ không nên cho con mình dùng quá nhiều kem đánh răng có chứa fluoride vì sợ tác dụng đảo ngược (2). Và hiện nay cũng đang cảnh báo việc sử dụng nước có bổ sung fluoride để làm sữa công thức cho trẻ em (3). Gần đây nhất, Tạp chí Triển vọng Sức khỏe Môi trường (Environmental Health Perspectives) đã công bố từ một đánh giá kỹ lưỡng và có hệ thống của các nhà nghiên cứu Harvard về các nghiên cứu dài hơi đến cuối năm 2011 nhằm tìm hiểu quan hệ của phơi nhiễm florua với tiềm năng chậm phát triển hành vi thần kinh ở trẻ em. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những trẻ sống trong vùng có hàm lượng fluoride cao cho thấy chỉ số IQ thấp hơn trẻ sống những nơi có fluoride thấp và kết luận rằng “Khả năng xảy ra tác dụng phụ do phơi nhiễm nhiều florua đối với sự phát triển thần kinh của trẻ em là có cơ sở” (4)
Hai đoạn sau đây là nhận định và lời khuyên của TS Weston A. Price trong bài DENTAL ISSUES:TOOTH DECAY AND CROWNED TEETH, p. 271 CHAPTER 17: REMEDIES FOR THE ILLNESS OF CHILDHOOD: The Nourishing Traditions Book of Baby & Child Care by Sally Fallon Morel and Thomas S. Cowan 2013:
Trẻ em trước tuổi học đường ở những gia đình có khẩu phần ăn giàu nhóm tinh bột và đường tinh luyện, thiếu nhóm thực phẩm có đậm độ dinh dưỡng cao, trẻ ăn bằng sữa mẹ ở các bà mẹ ăn chay thì thấy chúng bị hỏng răng, răng ở tình trạng nát bét. Trái lại, trẻ em từ các gia đình có khẩu phần ăn giàu dinh dưỡng thiết yếu và chất béo tốt thì chúng đều có hàm răng khỏe mạnh.
Đánh răng không ngăn ngừa được sâu răng, tiêu hủy răng, mà chỉ làm cho miệng của trẻ sạch và thở không có mùi. Sử dụng kem đánh răng không có fluoride. FDA cũng đã cảnh báo về sự nguy hiểm của florua trong kem đánh răng (5)
Hãy nói “không” với những phương pháp điều trị bằng fluoride (có thể làm suy giảm tuyến giáp chức năng, các enzym và gây ra những vết loang lổ khó coi của răng) và chất trám răng (làm rò rỉ chất estrogen vào miệng)
Nguồn tài liệu mà hai tác giả Sally Fallon Morel and Thomas S. Cowan đã tham khảo được đặt sau các đoạn lược dịch trên đây theo thứ tự:
1. Ozsvath DL. Fluoride and environmental health: a review. Earth and Environmental Science. Reviews in Environmental Science and Biotechnology. Volume 8, Number 1 (2009), 59-79.
2. Canedy D. Toothpaste a Hazard? Just Ask the F.D.A. New York Times. March 24, 1998. https://www.nytimes.com/1998/03/24/us/toothpaste-a-hazard-just-ask-the-fda.html#:~:text=The%20old%20toothpaste%20warnings%2C%20written,awareness%20of%20possible%20side%20effects.
3. Overview: Infant Formula and Fluorsis. https://www.cdc.gov/fluoridation/faqs/infant-formula.html
4.Choi AL and others. Developmental fluoride neurotoxicity: a systematic review and meta-analysis. Environ Health Perspect. 2012 Oct;120(10):1362-8.52
5. CFR - Code of Federal Regulations Title 21. https://www.accessdata.fda.gov/scripts/cdrh/cfdocs/cfCFR/CFRSearch.cfm
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRÁNH NHỮNG TÁC HẠI DO THỪA FLUORIDE
Phòng bệnh hơn chữa bệnh!
Cơ thể của chúng ta đều cần có hợp chất fluoride, là thành phần thiết yếu để duy trì sự chắc đặc của hệ xương và răng. Hợp chất này đã có trong tự nhiên từ không khí, các nguồn nước và đất. Con người hít thở và ăn uống đầy đủ sẽ có thể thu nạp đủ fluoride.
Suy ra rằng nếu nguồn nước chúng ta sử dụng đã cho thêm fluoride, kem đánh răng và các sản phẩm khác cũng bổ sung chất này thì e rằng có nguy cơ thừa, nhất là đổi với trẻ em dưới 5 tuổi và nhóm (cả trẻ em lẫn người lớn bị rối loạn tâm trí) dễ nuốt kem đánh răng, nước súc miệng nên càng tích tụ fluoride trong cơ thể nhiều hơn.
Qua những nghiên cứu đã công bố cho thấy cơ thể thừa fluoride đã xuất hiện hỏng răng, loãng xương, chậm phát triển tinh thần, rối loạn men chuyển hóa, chậm tăng trưởng… khá nặng nề.
Vậy để tránh những hậu quả do thừa fluoride thiết nghĩ nên:
- Không dùng kem đánh răng và nước súc miệng có fluoride cho trẻ dưới 5 tuổi. Cũng nên đợi tới khi số răng sữa mọc tương đối mới tập cho trẻ đánh răng. Bởi vì đánh răng lúc chưa đủ răng sẽ dễ chạm vào lợi dễ bị xây xước và đánh răng cũng có nguy cơ làm hệ vi khuẩn có lợi mất môi trường sinh sống thích hợp.
- Để làm sạch miệng, khử mùi hôi từ miệng, mùi tanh sau khi ăn hải sản, tôi nhận thấy dùng chanh cả vỏ thái thành lát cho vào nước chè xanh/trà khô hoặc nước muối để súc rửa miệng là rất hiệu nghiệm mà lại không làm tổn hại môi trường sống của nhóm sinh vật bình thường tại họng và các kẽ răng. Nhưng đối với trẻ nhỏ chỉ nên dùng nước chanh muối, không nên dùng nước trà chanh.
- Giám sát con chặt chẽ khi chúng lấy kem đánh răng chỉ với một lượng vừa phải và dặn con không được nuốt nước kem đánh răng.
- Đối với trẻ lớn và người lớn mà thấy răng của mình chắc khỏe thì cũng không nên dùng kem đánh răng và các nước súc miệng có fluoride.
Thực tế chỉ ra rằng bao đời nay trước khi có người chế ra bàn chải và kem đánh răng con người không ai biết đánh răng, nhưng răng của họ đều chắc khỏe. Ông bà, cha mẹ và các anh chị lớn của tôi cũng như cô bác ruột của tôi đều có hai hàm răng chắc khỏe nhưng họ chưa hề đánh răng bao giờ. Ngay chính tôi đến 18 tuổi mới thấy bàn chải và kem đánh răng. Nhưng do không có thói quen này từ nhỏ thành ra ít khi đánh răng trừ lúc đi học/đi dạy/đi làm. Con của tôi đến lớp một mới tâp đánh răng và cũng không đánh đều do nhà tôi có thói quen dùng nước muối súc miệng. Nhưng các thành viên gia đình không ai bị hỏng răng. Trái lại, thời nay trẻ em lẫn người lớn đều đánh răng vài lần trong ngày nhưng lại có nhiều người bị hỏng răng. Cũng như cấu tạo hệ xương, để các thành phần của một chiếc răng bao gồm men răng phát triển hoàn chỉnh là cần nhiều chất dinh dưỡng chứa trong thực phẩm và tắm nắng: calci, phosphor, đạm, chất béo, vitamin A và D, vit C và nhóm B. Những chất này cũng góp phần xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh. Sâu răng/răng bị tiêu hủy là do những nguyên nhân mà chủ yếu là vì khẩu phần ăn nghèo các chất dinh dưỡng cấu tạo răng, do hệ vi khuẩn tại họng trở nên có hại vì hệ miễn dịch suy giảm hoặc do bệnh trào ngược làm chết hệ vi khuẩn có lợi tại họng. Khoảng 80% người trên thế giới bị hỏng răng là do vi khuẩn.
Để hiểu thêm về bệnh hỏng răng do vi khuẩn, đọc thêm bài này: https://suckhoebametreem.edu.vn/nguon-kien-thuc/bai-viet/he-vi-khuan-binh-thuong-cua-nguoi