HIỂU QUA NHỮNG VI SINH GÂY BỆNH VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA*

07:31 17/08/2020
Minh họa Các loài vi sinh khác nhau (Nguồn ảnh: Medical Microbiology Reports)

                                      Bác sĩ Trần Thị Hoa,

                                                                  https://suckhoebametreem.edu.vn/tac-gia/tran-thi-hoa

Cả thể giới đang đổi mặt với CoV19, tử trẻ em tới người lớn tuổi đều sợ, thậm chí hoang mang và các quốc gia đang đối mặt với tình trạng khủng hoảng kinh tế vì chủng virus mới này. Theo quy luật của những đại dịch trước đây, phải kéo dài ít nhất vài tháng nữa. 

Bên cạnh đó, có nhiều bệnh nhiễm trùng do các vi sinh  khác đã kéo dài nhiều thế kỉ và những thập niên gần đây mà vẫn đang hoành hành có tính cộng dồn, nặng nhất là tại các nước đang phát triển không loại trừ Việt Nam đã và đang tổn thất cả người lẫn của cản trở phát triển kinh tế xã hội rất là lớn. 

Nói chung bệnh tật ảnh hưởng thể chất lẫn tinh thần, mất sức lao động trí óc và tay chân, tốn kém tiền bạc cho cả giả đình và nhà nước là rất lớn! Nhưng, hầu hết trong số những bệnh nhiễm trùng giới thiệu vắn tắt dưới dây đều có thể ngăn chặn được nếu hệ thống y tế quốc gia và người dân ra tay phòng chống.

Những yếu tố phát sinh bệnh nhiễm trùng ở Việt Nam

Thuộc vùng nhiệt đới, mật độ dân cư đông, vệ sinh môi trường sống chưa sạch, thực phẩm không an toàn và khẩu phần ăn mất cân đối  dinh dưỡng do thiếu kiến thức hoặc thu nhập thấp, thỏi quen sinh hoạt và vệ sinh cá nhân chưa đúng, lối sống thay đổi theo thị trường xâm hại sức khỏe và lạm dụng kháng sinh,... tạo điều kiện cho vi sinh sinh trưởng và lây lan rộng; suy giảm miễn dịch nên dễ nhiễm bệnh. 

Các bệnh nhiễm trùng thường gặp 

 

 

Virus: gây cảm cúm, viêm đường hô hấp, hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV-AIDS), sùi mào gà ở đàn ông và gây ung thư cổ tử cung (HPV)

Virus HPV nhìn qua kính hiển vi điện tử

Tổn thương cơ quan sinh sản của nữ do HPV

Nguồn Ảnh CDC và Mayo Clinic

Tuyên truyền chống lao tại bệnh viện ở Thái Bình. Ảnh : Dương Ngọc TTVN

 

Vi khuẩn: gây lao phổi, viêm quan sinh sản; sốt xuất huyết, ngộ độc thực phẩm...Lao phổi (bệnh giết người thầm lặng) là vấn đề nổi cộm cả thế giới. WHO báo cáo hôm 24/03/20 ước tính có ¼ dân số thể giới nhiễm lao; Hội Phổi Việt Nam công bố  hàng năm khoảng  170.000 nhiễm và 13.000 tử vong do lao và HIV. Ngoài ra, nhiễm Chlamydia ở nam nữ tuổi sinh sản cũng là căn bệnh phổ biến, gây nhiễm trùng tiết niệu, viêm buồng trứng dẫn tới vô sinh cũng hay gặp. 

 

Ký sinh trùng: Ngày nay nhờ không sử dụng phân người để bón rau và điều kiện vệ sinh môi trường đỡ hơn, nhiều gia đình có hố xí và nước sạch nên tỉ lệ nhiễm giun đũa và giun kim đã giảm rõ rệt. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm giun lươn các loại ấu trùng sán lợn hoặc bò, sán lá gan rồi gây bệnh tại não, cơ xương khớp là rất nặng nề. 

Sán lá gan (Nguồn: suckhoedoisong.vn)
 Hình ảnh cộng hưởng từ của người mắc ấu trùng sán lợn ở não (Nguồn: Wikipedia)

 

Nấm mốc: cả thế giới đang đối mặt với   nhiễm các chủng nấm Candidas gây bệnh tại hầu họng/đường hô hấp; ống tiêu hóa (thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già); hệ sinh sản và tiết niệu.  

Ngoài ra, Candida xâm nhập là tình trạng nhiễm trùng nặng ảnh hưởng tới máu, tim, não, mắt, xương và các cơ quan khác, là loại nhiễm trùng thường gặp ở những bệnh nhân nằm viện

Lạm dụng kháng sinh hoặc không có hệ vi khuẩn bảo vệ tại đại tràng là những nguyên nhân chính sinh ra nấm. 

 

Candidas  nhìn qua kính hiển vi(Nguồn ảnh CDC)

 

PHÒNG CÁC BỆNH NHIỄM TRÙNG

Đường lây bệnh và sinh trưởng mỗi loại vi sinh thường không giống nhau, nhưng có những biện pháp phòng áp dụng chung cho các bệnh nhiễm trùng, gồm:

1.Không phá hoại thiên nhiên, không bắt giết hại và ăn thịt động vật hoang dã;

2.Gìn giữ môi trường sống trong cộng đồng dân cư sao cho hưởng được không khí sạch và xử lý chất -rác thải đúng quy định;

3. Nhà cửa thông thoáng có gió đối lưu, tránh đóng kín cửa và lạm dùng điều hòa nhiệt độ;

4.Có nguồn nước sạch để sử dụng, có hố xí hợp vệ sinh;

5.Đảm bảo khẩu phần ăn đủ chất dinh dưỡng thiết yếu  cho mỗi lứa tuổi bằng cách biết chọn nguồn thực phẩm, biết phối trộn và chế biến cũng như bảo quản thực phẩm đúng cách, tránh các thức ăn nhanh kể cả thực phẩm đóng hộp, đồ ngọt nhân tạo, nước ngọt công nghiệp;

6. Có lối sống lành mạnh: không lạm dụng bia rượu, không dùng ma túy kể cả nhóm chất kích thích sảng khoái; không quan hệ nam nữ mất an toàn; ngủ đủ giờ theo lứa tuổi; tranh thủ phơi nắng với ánh sáng ban mai, gần gũi với môi trường thiên nhiên khi có điều kiện;

7. Biết cân đối công việc chân tay và đầu óc để không quá tải ảnh hưởng tới ăn ngủ, điều chỉnh bản thân luôn ở trạng thái ôn hòa, tránh xung đột, căng thẳng

8. Không lạm dụng kháng sinh kể cả thuốc chữa bệnh, giảm đau hạ sốt, vitamin tổng hợp và vi chất. Không tự mua những thứ này hoặc do bác sĩ kê đơn lặp lại nhiều lần mà không để ý hoặc thích dùng những thứ này là KHÔNG tốt cho sức khỏe!  

* Bài này cùng tác giả với SỢ CoV19 VÀ  SỢ GÌ NỮA... đã gửi cho Phụ Nữ Mới-TIẾNG NÓI CỦA NỮ TRÍ THỨC VIỆT NAM  đăng tải trên Tờ báo giấy tháng 03/2030 

 

Thư viện ảnh Xem toàn bộ

Thư viện video Xem toàn bộ

Bài viết

Học để thành Bác sĩ Nhi là học những gì? Bác sĩ Trân Thị Hoa https://suckhoebametreem.edu.vn/tac-gia/tran-thi-hoa
BẢNG HƯỚNG DẪN Làm cách nào để GIAO TIẾP với bệnh nhân có hiệu quả

Tin tức và sự kiện

TỌA ĐÀM PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC VÀ ĐỌC SÁCH HIỆU QUẢ: “KHUYẾN KHÍCH TỰ HỌC CÓ THƯỞNG SÁCH”
TSKH y dược Trần Thị Hoa, một nữ trí thức Huế tại Hà Nội