HÔI MIỆNG Ở TRẺ EM VÀ CÁCH CHỮA TRỊ
HÔI MIỆNG Ở TRẺ EM VÀ CÁCH CHỮA TRỊ
Bác sĩ Trần Thị Hoa https://suckhoebametreem.edu.vn/tac-gia/tran-thi-hoa
Hôi miệng là một bệnh mà khi trẻ thở ra, nói, cười, hắt hơi đều bốc mùi hôi và do nhiều nguyên nhân. Chỉ khi nào tìm ra nguyên nhân và giải quyết tận gốc thì tình trạng hôi miệng mới khỏi.
Nguyên nhân gây bệnh hôi miệng
Những nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ em có phần khác với người lớn.
- Những bệnh răng và lợi, và các kỹ thuật hàn gắn, chỉnh răng: Sâu răng hoặc áp xe, bệnh nha chu. Khi răng đã bị sâu có những chỗ khuyết nên thức ăn lọt vào những lỗ sâu răng càng tăng thêm mùi hôi. Khi trẻ phải làm cầu răng hoặc chỉnh nha cũng là nguyên nhân gây hôi miệng do các dụng cụ ấy làm chỗ cho thức ăn, vi khuẩn tịch tụ và sinh trưởng.
- Các bệnh tại tai mũi họng: Viêm VA/viêm họng, viêm a-midan, viêm xoang mũi, viêm tai giữa, hen suyễn đều có thể làm cho trẻ thở hôi. Cũng có nhiều trường hợp viêm họng kết hợp cả sâu răng làm tăng thêm hôi miệng.
- Một số bệnh khác: nhiễm trùng toàn thân, tiểu đường, hội chứng trào người hoặc viêm dạ dày/viêm ruột, suy gan, suy thận, ung thư miệng (nhưng hiếm gặp ở trẻ), trong thời kỳ hóa trị, nhiễm nấm. nhiễm trung toàn thân;
- Hệ miễn dịch hoặc hệ vi khuẩn có lợi tại ruột và hầu họng suy giảm nên vi khuẩn có hại , nấm phát triển
- Thuốc: Một số thuốc gây khô miệng nên sinh bệnh hôi miệng. Tác dụng phụ của Antihistamines, tranquilizers và Phenothiazines làm giảm tiết nước bọt nên khô miệng. Việc sử dụng kháng sinh không phù hợp và quá nhiều có thể làm mất các vi khuẩn có lợi trong miệng; và tạo cơ hội cho nấm miệng phát triển.
- Trẻ mút tay hoặc ngậm ti giả gây khô miệng, là môi trường thích hợp cho sự sinh sôi của vi khuẩn trong miệng.
- Trẻ thở bằng miệng do ngạt mũi làm nước bọt bốc hơi và mất tác dụng khiến vi sinh phát triển nhanh cũng tạo ra mùi hôi. Trẻ ngáy cũng gây hôi miệng.
- Vật ngoài lại: Trẻ hít phải vật ngoại lai như hạt đầu hoặc một đồ chơi có thể gây nhiễm trùng nên viêm cũng bốc mùi hôi
Biện pháp chữa trị
Phải tìm ra nguyên ngân gây hôi miệng như đã nêu trên và chữa dứt bệnh ấy (nguyên nhân gây hôi miệng ) thì bệnh hôi miệng mới khỏi hẳn.
Trong thời kỳ chữa bệnh, nên chăm sóc như sau:
Đổi với trẻ 5 tuổi trở xuống
- Cho trẻ uống nước tinh khiết sau môi lần ăn hoặc uống
- Trẻ dưới 3 tuổi thì giúp trẻ, trên 3 tuổi thì hướng dẫn trẻ súc miệng bằng nước muối từ 4 – 5 lần/24 tiếng, đừng quên các lần trước khi ngủ và sáng sớm thức dậy
- Dùng gạc y tế để làm sạch lưỡi của trẻ mỗi ngày 1 lần vào buối sáng trước khi ăn uống
- Không được để trẻ thiếu nước/mất nước bằng cách cho trẻ uống nhiều nước
- Làm sạch thức ăn /bánh kẹo đọng ở các hốc, kẽ răng (nếu có)
- Luôn làm sạch mũi để tránh tình trạng ngạt mũi khiến thở bằng miệng gây mất nước
Đổi với trẻ trên 5 tuổi
- Các biện pháp đối với trẻ lớn cũng gần giống với trẻ nhỏ nhưng để trẻ tự làm, cha mẹ chỉ nên làm mẫu và nhắc nhở để trẻ khỏi quên
- Nếu trẻ đang mang dụng cụ chỉnh răng hoặc làm cầu răng thì dạy trẻ cách làm vệ sinh các hốc, kẽ cho sạch thức ăn bám tại những nơi đó.
- Trẻ từ 3 tuổi trở lên có thể dùng nước chanh muối để súc rửa miệng bằng cách lấy 1 trái chanh thái ngang thành những lát mỏng cho vào 1 cái ca dung tích khoảng nửa lít (2 chén cơm mước ấm) và 2 thìa cà phê muối hạt ròi đánh cho tan muối để dùng trong ngày. Muố có tính chất sát khuẩn, tinh dầu của vỏ chanh và nước quả chanh khủ được mù hôi lại bổ sung cho cơ thể một ít vitamin C.
Phòng bệnh hôi miệng
Để giúp trẻ không mắc bệnh hôi miệng là nên chăm sóc thai sản để trẻ sinh ra được khỏe mạnh và rồi biết cách nuôi dưỡng cũng như chăm sóc trẻ sau khi sinh và những năm sau đó giúp trẻ khỏe mạnh toàn diện kèm với hệ miễn dịch tốt và đồng thời hệ vi khuẩn có lợi cũng phong phú..
Ghi chú: Cần phân biệt với hôi miệng không phải là bệnh, thường sau khi trẻ ăn/uống một thức ăn đồ uống nặng mùi, sáng dậy chưa đánh răng mà tối hôm trước ăn uống quên không súc sạch miệng trước khi ngủ. Sẽ hết hôi miệng sau khi đã súc rửa miệng sạch sẽ hoặc đánh răng.