PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID19 do virus SARS-CoV-2

07:33 17/08/2020

I. BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH NHIỄM SARS-CoV-2.
-------------------------------------

1. Rửa tay thường xuyên bằng xà bông thường, đúng cách và tối thiểu 20 giây là ưu tiên hàng đầu! Có thể sát khuẩn tay với dung dịch có cồn chuyên dụng (giải pháp tạm thời, sau đó vẫn nên rửa lại tay với xà bông đúng cách). Không đưa tay lên mắt, mũi, miệng khi chưa rửa tay (virus ở tay thì chưa xuyên được qua da, nhưng đưa lên niêm mạc thì tụi nó xâm nhiễm vào ngay). Thường xuyên súc họng bằng nước muối hoặc nước sát khuẩn họng (loại bỏ và giảm thiểu virus nếu chúng vào được đến cửa ngõ hầu họng).

2. Đeo khẩu trang đúng cách, kết hợp với rửa tay và hạn chế đến những vùng có dịch (được cập nhật trên các phương tiện truyền thông), những nơi tụ tập đông người, khi bản thân có triệu chứng và khi những người xung quanh có triệu chứng. Không vì đeo khẩu trang mà quên việc rửa tay! Tránh tiếp xúc với những người có triệu chứng giống cảm lạnh/cảm cúm.

3. Tăng cường thông thoáng khí và đón ánh nắng tự nhiên bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ. Không nên sử dụng điều hoà. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và các bề mặt trong nhà. Điện thoại, tiền, nút bấm, các bề mặt nơi công cộng... cũng là những bề mặt ít được sát khuẩn => quay lại biện pháp đầu tiên: rửa tay!

4. Ăn chín uống sôi. Nấu chín kỹ thức ăn, nhất là từ nguồn động vật và trứng. Không nên tiếp xúc trực tiếp với các loại động vật hoang dã, tránh đến các nơi ô nhiễm, thịt, dịch tiết, chất thải động vật tươi sống

-------------------------------------
II. TĂNG CƯỜNG SỨC ĐỀ KHÁNG VÀ MIỄN DỊCH để cơ thể chiến thắng khi gặp virus bằng cách:
-------------------------------------

1.  Ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, nhiều rau và trái cây, uống nhiều nước. Có thể ăn 2 nhánh tỏi sống/ngày, chia sáng-tối, ăn cùng bữa ăn, nên đập dập, xay hoặc nghiền nhỏ.

2.  Tránh rượu bia, khói thuốc lá (cả chủ động và thụ động). Giữ ấm cơ thể, không để nhiễm lạnh.

3.  Ngủ đủ giấc, sinh hoạt điều độ, không nên vui chơi thả ga quá mức. Tăng cường thể dục, tinh thần thoải mái, cảnh giác phòng dịch nhưng không nên hoang mang hay lo sợ. Tham khảo thông tin từ Bộ y tế, các Bác sỹ, Nhân viên y tế và tránh đọc các bài viết không có chuyên môn y học.

-------------------------------------
III. PHÒNG NGỪA CHO NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH khi bạn có triệu chứng hô hấp hoặc nghi ngờ mắc bệnh như SỐT, HO, KHÓ THỞ, PHƠI NHIỄM...
-------------------------------------

1.  Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và tư vấn hợp lý. Số điện thoại đường dây nóng của Bộ y tế phòng dịch Covid-19: 1900.3228 hoặc 1900.9095 (miễn phí cước).

2.  Không nên đến chỗ đông người hoặc đi du lịch. Không tiếp xúc với các đối tượng miễn dịch suy giảm như người mắc bệnh tim phổi, bệnh mạn tính, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ và người già để tránh gây "nguy hiểm tính mạng" cho chính những người thân của mình.

3.  Đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách với người xung quanh. Dùng khăn giấy khi ho, khạc hoặc hắt hơi sau đó bỏ vào thùng rác có nắp đậy.

Ngày viết: 25/01/2020,
Cập nhật lần cuối: 29/02/2020,

Bác sĩ. Cao Long.

Hiệu đính: bác sĩ Trần Thị Hoa https://suckhoebametreem.edu.vn/tac-gia/tran-thi-hoa
Tổng hợp từ Hướng dẫn của BYT VN, WHO, CDC và các kinh nghiệm chuyên gia chia sẻ từ hồi Việt Nam phòng chống SARS 2003.
http://file.medinet.gov.vn/Data/soytehcm//soytehcm/Attachments/2020_1/qdb-2020-125-huong-dan-chan-doan-dieu-trincov-20191579247986_181202012.pdf

 


http://vncdc.gov.vn/files/article_attachment/2020/1/qd-181byt-huong-dan-giam-sat-benh-ncov-21012020.pdf

 


https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/advice-for-public

 


https://www.facebook.com/106220630915336/posts/116409876563078?sfns=mo
https://www.facebook.com/100004724922430/posts/1467268040107346/?d=n

 

 

 

 

Thư viện ảnh Xem toàn bộ

Thư viện video Xem toàn bộ

Bài viết

Học để thành Bác sĩ Nhi là học những gì? Bác sĩ Trân Thị Hoa https://suckhoebametreem.edu.vn/tac-gia/tran-thi-hoa
BẢNG HƯỚNG DẪN Làm cách nào để GIAO TIẾP với bệnh nhân có hiệu quả

Tin tức và sự kiện

TỌA ĐÀM PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC VÀ ĐỌC SÁCH HIỆU QUẢ: “KHUYẾN KHÍCH TỰ HỌC CÓ THƯỞNG SÁCH”
TSKH y dược Trần Thị Hoa, một nữ trí thức Huế tại Hà Nội